EnglishVietnamese

Hỏi đáp pháp luật giao thông

Tư vấn đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê n...
Tư vấn đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê n...
Hỏi về lãi suất cho vay cấu thành tội cho ...
Hỏi về lãi suất cho vay cấu thành tội cho ...
Trách nhiệm bồi thường khi bị va chạm giao...
Trách nhiệm bồi thường khi bị va chạm giao...
Hỏi về người gây tai nạn giao thông chịu t...
Tóm tắt câu hỏi: Chào l...
Cho vay tiền người nợ bỏ trốn giờ phải làm...
Tóm tắt câu hỏi: Cháu ...
Hỏi đáp 5
Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội du...
Hỏi đáp 4
Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội du...
Hỏi đáp 3
Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội du...
Hỏi đáp 2
Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội du...
Hỏi đáp 1
Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội du...
Tư vấn đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà trước thời hạn
Tư vấn đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà trước thời hạn. Hợp đồng thuê nhà có phải công chứng không?


Tóm tắt câu hỏi:

Xin chào luật sư ạ. Xin luật sư tv cho em ạ. Cách đây 3 tháng em có thuê 1 kiôt để buôn bán ở khu chung cư, có hợp đồng với chủ nhà là 1 năm từ 25/11/2017 đến 25/11/2018. Vậy mà cách đây mấy hôm chủ nhà điện thoại kiu thu xếp để lấy lại nhà, trọng khi em buôn bán đâu nói muốn lấy là lấy vậy thì ảnh hưởng đến cuộc sống của cả gia đình em. Vậy xin luật sư cho em bíết nếu chủ nhà đòi nhà như vậy nhưng gia đình em không đồng ý thì chủ nhà có phải bồi thường hợp đồng không & gia đình em sẻ phải ntn đê vẩn ở được nhà vì trên hợp đồng con hạn ạ. Xin luật sư tư vấn cho e biết để gia đình em yên tâm ạ . E xin chân thành cảm ơn

Luật sư tư vấn:

1. Căn cứ pháp lý

– Luật nhà ở 2014

2. Giải quyết vấn đề

Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, còn bên thuê phải trả tiền thuê.

Hợp đồng là sự thỏa thuận dựa trên ý chí tự nguyện của hai bên, nếu bên anh muốn chấm dứt hợp đồng cho thuê thì phải đảm bảo quyền lợi cho bên thuê, tuân theo điều khoản trong hợp đồng đã quy định. Nếu trong hợp đồng thuê có quy định điều khoản về vấn đề đơn phương chấm dứt hợp đồng thì anh phải tuân theo điều khoản đó.

Căn cứ theo Điều 132 Luật nhà ở 2014 quy định về trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở của bên cho thuê:

“Điều 132. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở

1. Trong thời hạn thuê nhà ở theo thỏa thuận trong hợp đồng, bên cho thuê không được đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà và thu hồi nhà ở đang cho thuê, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Bên cho thuê nhà ở có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà và thu hồi nhà ở đang cho thuê khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Bên cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, nhà ở xã hội cho thuê không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng, không đúng điều kiện theo quy định của Luật này;

b) Bên thuê không trả tiền thuê nhà ở theo thỏa thuận từ 03 tháng trở lên mà không có lý do chính đáng;

c) Bên thuê sử dụng nhà ở không đúng mục đích như đã thỏa thuận trong hợp đồng;

d) Bên thuê tự ý đục phá, cơi nới, cải tạo, phá dỡ nhà ở đang thuê;

đ) Bên thuê chuyển đổi, cho mượn, cho thuê lại nhà ở đang thuê mà không có sự đồng ý của bên cho thuê;

e) Bên thuê làm mất trật tự, vệ sinh môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt của những người xung quanh đã được bên cho thuê nhà ở hoặc tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc lập biên bản đến lần thứ ba mà vẫn không khắc phục;

g) Thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 129 của Luật này.”

Như bạn trình bày, thời hạn hợp đồng thuê nhà của bạn và bên chủ nhà là 1 năm nhưng khi bạn sử dụng được 3 tháng, chủ nhà có nội dung đề nghị không cho bạn tiếp tục thuê nhà nữa mà không đưa ra được lý do hợp lý và không chỉ ra được lỗi là do bên phía bạn. Chủ nhà sẽ có trách nhiệm phải bồi thường hợp đồng về trường hợp chấm dứt hợp đồng thuê trước thời hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng. Trường hợp trong hợp đồng không có thỏa thuận, bên cho thuê sẽ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại căn cứ dựa trên những thiệt hại mà bạn có thể chứng minh được.

Hỏi về lãi suất cho vay cấu thành tội cho vay nặng lãi?
Hỏi về lãi suất cho vay cấu thành tội cho vay nặng lãi? Mức tiền lãi khi vay tín chấp có cao hơn lãi suất quy định không?


Tóm tắt câu hỏi:

Xin chào đoàn Luật sư: Cách đây 3 năm tôi có váy tín chấp ngân hàng với số tiền 170 triệu. Và mỗi tháng tôi phải trả 4 triệu 300 nghìn tiền lãi và tiền gốc trên dư nợ giảm dần. Chi vị phải trả trong 60 tháng. Vậy tôi phải trả ngân hàng tiền lãi 90 triệu/170 triệu. Vậy tôi có phải chịu lãi suất vượt quá quy định của pháp luật do ngân hàng đặt ra hay không?

Luật sư tư vấn:

 

1. Căn cứ pháp lý

– Bộ luật dân sự 2005

-Luật các tổ chức tín dụng 2010

– Quyết định 2868/QĐ-NHNN

2. Giải quyết vấn đề

Căn cứ theo quy định tại Điều 476 Bộ luật dân sự 2005 quy định về lãi suất:

“Điều 476. Lãi suất

1. Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng.

2. Trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.”

Theo Quyết định 2868/QĐ-NHNN 29/11/2010 của Ngân hàng Nhà nước, kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2010, lãi suất cơ bản là 9%/ năm.

Như vậy, lãi suất do các bên thỏa thuận sẽ không được vượt quá: 9% x 150% = 13,5%/ năm

Lãi suất cho vay tối đa trung bình một tháng sẽ là: 13,5 :12 = 1,125%/tháng

Như bạn trình bày, cách đây 3 năm bạn có vay tín chấp ngân hàng với số tiền 170 triệu. Và mỗi tháng bạn phải trả 4 triệu 300 nghìn tiền lãi và tiền gốc trên dư nợ giảm dần, phải trả trong 60 tháng. Tổng số tiền phải trả ngân hàng tiền lãi 90 triệu/170 triệu.

Mức lãi suất hàng tháng bạn phải thanh toán cho ngân hàng là:

(4.300.000 : 170.000.000) x 100 = 2.53%

Lãi suất vay của bạn hiện gấp lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định là:

2.53%: 1,125%  = 2.25 (lần)

Như vậy, tại thời điểm vay, ngân hàng đã áp dụng tính mức lãi suất quá cao so với quy định của nhà nước

Theo quy định tại Điều 91 Luật các tổ chức tín dụng 2010 quy định về lãi suất cho vay như sau:

“Điều 91. Lãi suất, phí trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng

1. Tổ chức tín dụng được quyền ấn định và phải niêm yết công khai mức lãi suất huy động vốn, mức phí cung ứng dịch vụ trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.

2. Tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.

3. Trong trường hợp hoạt động ngân hàng có diễn biến bất thường, để bảo đảm an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước có quyền quy định cơ chế xác định phí, lãi suất trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.”

Tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp khách hàng không trả được nợ đến hạn, nếu các bên không có thỏa thuận khác thì tổ chức tín dụng có quyền xử lý nợ, tài sản bảo đảm tiền vay theo hợp đồng cấp tín dụng, hợp đồng bảo đảm và quy định của pháp luật. Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, mua bán nợ của tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Trách nhiệm bồi thường khi bị va chạm giao thông
Trách nhiệm bồi thường khi bị va chạm giao thông. Quy định về giám định thương tích như thế nào theo quy định pháp luật hiện hành.


Tóm tắt câu hỏi:

Khi trên đường đi làm về tôi bị 1 xe máy say rượu chạy ngược chiều đụng tôi, tôi bị gãy tay (gãy đầu dưới xương quay về 2 ngón tay trên xương bàn). Xin cho tôi hỏi nếu vậy khi đi giám định tôi sẽ bị thương tích bao nhiêu phần trăm và được bồi thường như thế nào? Cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

1. Căn cứ pháp lý:

Thông tư liên tịch 28/2013/TTLT – BYT – BLĐTBXH ngày 27 tháng 09 năm 2013

Bộ luật dân sự năm 2015.

Nghị quyết 03/2006/NQ – HĐTP

2. Nội dung tư vấn:

Dựa trên thông tin bạn cung cấp thì bạn bị tổn hại về sức khỏe do va chạm với một chiếc xe máy chạy ngược chiều. Để xác định mức độ tổn thương của cơ thể và việc bồi thường cho bạn thì cần xem xét các phương diện sau:

Thứ nhất, về việc xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể/ thương tích của bạn khi đi giám định sau tai nạn.

Theo thông tin, bạn đi làm về, va chạm với một chiếc xe máy chạy ngược chiều và bạn đã bị gãy tay với việc gãy đầu dưới xương và hai ngón tay trên xương bàn. Trong trường hợp của bạn, việc xác định phần trăm thương tích được thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch 28/2013/TTLT – BYT – BLĐTBXH quy định mới về tiêu chuẩn thương tật và tiêu chuẩn bệnh tật. Trong đó về nguyên tắc và phương pháp xác định tỷ lệ thương tật/tổn hại cơ thể theo quy định tại Điều 2, Điều 3 Thông tư liên tịch 28/2013/TTLT – BYT – BLĐTBXH được xác định như sau:

“Điều 2. Nguyên tắc xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể

1. Tổng tỷ lệ phần trăm (%) TTCT của một người không được vượt quá 100%.

2. Mỗi tổn thương cơ thể chỉ được tính tỷ lệ % tổn thương cơ thể một lần.

3. Nếu nhiều TTCT là triệu chứng thuộc một hội chứng hoặc thuộc một bệnh đã được nêu trong Bảng tỷ lệ quy định tại Điều 1 Thông tư này thì tỷ lệ % TTCT được xác định theo hội chứng hoặc theo bệnh đó.

4. Nếu cơ thể được xác định có 01 (một) tổn thương thì tỷ lệ % TTCT là giới hạn cao nhất của tỷ lệ % tổn thương cơ thể đó.

5. Khi tổng hợp tỷ lệ % TTCT, chỉ được lấy giới hạn trên của tỷ lệ % TTCT cao nhất một lần, từ TTCT thứ hai trở đi, lấy giới hạn dưới của tỷ lệ % TTCT để tính, theo trình tự từ tỷ lệ % TTCT cao nhất đến tỷ lệ % TTCT thấp nhất.

6. Tỷ lệ % TTCT là số nguyên. Khi tính tỷ lệ % TTCT chỉ lấy hàng thập phân đến một chữ số. Nếu chữ số hàng thập phân lớn hơn hoặc bằng 5 thì làm tròn số thành 01 đơn vị.

Điều 3. Phương pháp xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể

1. Việc xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể được tính theo công thức sau:

Tổng tỷ lệ % TTCT = T1 + T2 + T3 +…+ Tn

Trong đó:

T1: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứ nhất; T1 được xác định là tỷ lệ % TTCT cao nhất trong các TTCT.

T2: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứ hai; T2 = (100 – T1) x giới hạn dưới của TTCT thứ 2/100%.

T3: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứ ba; T3 = (100-T1-T2) x giới hạn dưới của TTCT thứ 3/100%.

Tn: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứ n, Tn= {100-T1-T2-T3-…-T(n-1)} x giới hạn dưới của TTCT thứ n/100%.

…”

Trong trường hợp của bạn, bạn bị gãy tay (gãy đầu dưới xương quay về gãy hai ngón tay trên xương bàn). Nhưng bạn không nói rõ, bạn bị gãy tay nhưng tình trạng của gãy đầu dưới xương như thế nào, và đây là trường hợp gãy đầu dưới xương cánh tay một bên hay gãy đầu dưới xương quay (kiểu Pouteau – Colless), và gãy ngón tay nào, gãy như thế nào. Trường hợp này, do thông tin không nêu rõ nên bạn cần căn cứ theo quy định tại Bảng 8. Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương hệ Cơ – Xương – Khớp của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 28/2013/TTLT – BYT – BLĐTBXH để xác định về tỷ lệ thương tích theo đặc điểm vết thương cụ thể:

  •  Xem xét về thương tích bạn bị gãy tay với đặc điểm gãy đầu dưới xương:

– Nếu bạn bị gãy đầu dưới xương cánh tay một bên thì nhưng với đặc điểm là gãy trên lồi cầu hoặc gãy giữa hai lồi cầu, hạn chế gấp, duỗi khớp khuỷu thì tỷ lệ thương tật của bạn đối với thương tích này được xác định từ 21% đến 25% theo quy định ở mục 1.8 Bảng 8 ban hành kèm theo Thông tư 28/2013/TT – BLĐTBXH.

Nếu bạn bị gãy đầu dưới xương cánh tay một bên với đặc điểm gãy trên lồi cầu hoặc gãy giữa hai lồi cầu, hạn chế gấp, duỗi khớp khuỷu nhưng can liền xấu, di lệch dẫn đến hậu quả cứng, hàn khớp khuỷu thì tỷ lệ thương tật được xác định như tỷ lệ tổn thương khớp khuỷu.

– Nếu bạn bị gãy đầu dưới cả hai xương cẳng tay sát cổ tay thì tỷ lệ thương tật được xác định như sau:

Trường hợp bạn bị gẫy đầu dưới cả hai xương cẳng tay sát cổ tay nhưng làm hạn chế chức năng khớp cổ tay ít và vừa (từ 1 đến 2/5 động tác cổ tay) thì tỷ lệ giám định thương tật được xác định từ 11% đến 15%; nếu làm hạn chế chức năng khớp cổ tay nhiều (trên 03 động tác cổ tay) thì tỷ lệ thương tật từ 21% đến 25%; nếu làm cứng khớp cổ tay tư thế cơ năng (0%) thì tỷ lệ thương tật từ 21% – 25%; nếu cứng khớp cổ tay tư thế gấp hoặc ngửa tối đa thì tỷ lệ thương tật được xác định từ 31% đến 35%; nếu làm cứng khớp cổ tay tư thế còn lại thì tỷ lệ thương tật được xác định từ 26% – 30%.

– Nếu bạn bị gãy đầu dưới xương quay (kiểu Pouteau – Colles) thì tỷ lệ thương tật được xác định như sau:

Trường hợp bị gẫy đầu dưới xương quay mà kết quả điều trị tốt, di chứng không đáng kể, thì tỷ lệ thương tật được xác định trong khoảng từ 6% đến 10%. Trường hợp gãy đầu dưới xương quay mà hạn chế vận động cẳng tay, cổ tay thì tỷ lệ thương tật được xác định từ 11% đến 15% theo quy định tại tiểu mục 2.8 Bảng 8 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 28/2013/TTLT – BYT – BLĐTBXH.

  • Về tổn thương của hai ngón tay trên xương bàn: Trong trường hợp này bạn không nói rõ, tổn thương của hai ngón tay là gãy xương một đốt ngón tay hay gãy xương bàn tay, có bị mất ngón tay hay không. Do bạn không nói rõ thông tin về việc gãy đầu dưới xương quay về hai ngón tay trên xương bàn nên rất khó để xác định tỷ lệ thương tật của người này.

Như vậy, do trong thông tin bạn không nêu rõ thương tích, vết thương của mình do tai nạn như thế nào nên bạn cần căn cứ vào hoàn cảnh thực tế của mình, đối chiếu với phần Phụ lục và cách xác định tỷ lệ thương tật được quy định tại Điều 2, Điều 3 Thông tư liên tịch 28/2013/TTLT – BYT – BLĐTBXH để có sự xác định cụ thể. Tuy nhiên, để xác định chính xác mức độ tổn thương cơ thể do tai nạn giao thông gây ra bạn cần phải đến một tổ chức giám định tư pháp, tổ chức chuyên môn về việc giám định có thẩm quyền.

Thứ hai, về việc bồi thường đối với những tổn hại sức khỏe của bạn do va chạm giao thông với người đi xe máy kia.

Về vấn đề bồi thường thiệt hại, căn cứ theo quy định tại Điều 584 Bộ luật dân sự năm 2015 thì người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc các bên có quy định khác.

Về nguyên tắc bồi thường thiệt hại thì tại Điều 585 Bộ luật dân sự năm 2015 cũng có quy định:

“Điều 585. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.”

Xem xét trong trường hợp của bạn, người đi xe máy trong tình trạng say rượu, lại chạy ngược chiều đường nên đã gây ra thiệt hại về sức khỏe của bạn. Mặc dù trong thông tin không nêu rõ bạn có hành vi vi phạm quy định nào về an toàn giao thông đường bộ hay không, có lỗi trong việc gây ra việc va chạm giao thông này hay không, tuy nhiên, có thể thấy khi điều khiển xe trong tình trạng say rượu, lại chạy xe đi vào đường ngược chiều, người điều khiển xe máy này đã vi phạm quy định tại điểm i Khoản 4, Khoản 6, điểm c Khoản 8 Điều 6 Nghị định 46/2014/NĐ- CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Hành vi của người đi xe máy này đã dẫn đến việc va chạm với xe của bạn, gây ra việc gãy tay của bạn, nên người đi xe máy này được xác định là có lỗi trong việc gây ra thiệt hại về sức khỏe cho bạn. Người đi xe máy sẽ phải có trách nhiệm bồi thường cho bạn.

Căn cứ theo quy định tại Điều 584, Điều 585 Bộ luật dân sự năm 2015, do thông tin không nói rõ, bạn có hành vi vi phạm nào không, có phần lỗi nào trong việc gây ra tai nạn không, nên khi trách nhiệm bồi thường của các bên được xác định như sau:

– Nếu bạn không có lỗi trong việc gây ra vụ việc va chạm này, thể hiện ở việc bạn đi đúng làn đường, đúng phần đường, có đầy đủ giấy tờ, và không có bất kỳ hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông nào thì trường hợp này, người đi xe máy – người có lỗi trong việc gây ra tai nạn giao thông gây tổn hại cho sức khỏe của bạn sẽ phải có trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại.

– Nếu bạn có một phần lỗi trong việc gây ra vụ việc va chạm này, thể hiện ở việc bạn có một trong các hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông thì trong trường hợp này, cả bạn và người đi xe máy đều có trách nhiệm trong việc bồi thường thiệt hại trong phạm vi mức độ lỗi do mình gây ra.

Căn cứ theo quy định tại Điều 585 Bộ luật dân sự năm 2015, thì bạn và người đi xe máy có thể tự thỏa thuận về mức độ bồi thường, phương thức bồi thường. Trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ thực hiện việc xác định việc bồi thường sự theo sự quy định của pháp luật. Theo đó:

Về căn cứ xác định thiệt hại khi sức khỏe bị xâm phạm, tại Điều 590 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định: Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

– Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại. Chi phí này theo quy định tại tiểu mục 1.1, mục 1 Phần II Nghị quyết 03/2006/NQ – HĐTP sẽ bao gồm các khoản tiền như: tiền thuê phương tiện đưa người bị hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế, tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, tiền thuốc, tiền viện phí, tiền siêu âm, xét nghiệm, chi phí chiếu, chụp X – quang… theo chỉ định của bác sĩ…

– Thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

– Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

Trong đó, theo quy định tại tiểu mục 1.3, mục 1 Phần II Nghị quyết 03/2006/NQ- HĐTP thì chi phí hợp lý cho người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị bao gồm: tiền tàu, xe đi lại, tiền thuê nhà trọ theo giá trung bình ở địa phương. Còn thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại được xác định dựa trên việc người chăm sóc người bị thiệt hại có việc làm, có phát sinh thu nhập hay không, và việc phải nghỉ việc để chăm sóc người bị thiệt hại có ảnh hưởng đến thu nhập thực tế bị mất của người này hay không.

– Các thiệt hại khác.

– Ngoài ra, người gây ra thiệt hại còn phải bồi thường cho người bị thiệt hại một khoản tiền khác để bù đắp tổn  thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá 50 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Trường hợp, việc va chạm giao thông không chỉ gây thiệt hại cho sức khỏe bị xâm phạm mà còn gây thiệt hại về tài sản của bạn, bạn vẫn có quyền yêu cầu bồi thường về tài sản bị thiệt hại. Trong đó, thiệt hại do tài sản bị xâm phạm được xác định như sau:

“Điều 589. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm

Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:

1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.

2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.

3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

4. Thiệt hại khác do luật quy định.”

Như vậy, dựa trên những thông tin bạn cung cấp, không nói rõ, bạn có lỗi trong việc gây ra vụ việc va chạm hay không, do vậy bạn cần căn cứ vào tình hình thực tế, kết luận điều tra của cơ quan công an để xác định cụ thể về mức bồi thường, trách nhiệm bồi thường. Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì bạn có thể tố cáo người này lên cơ quan công an về hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng hoặc khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm.

Hỏi về người gây tai nạn giao thông chịu trách nhiệm như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:

Chào luật sự cho em hỏi người thân của em dang lưu thông xe gắn máy trên cầu bị bụi bay vào mất nên dừng xe sát lan can cầu để lấy bụi ra. Có anh nọ chạy xe trong tình trạng say rượu đâm vào người thân em sau dó bị té ối máu, sau đó trên đường cấp cứu thì chết. Cho em hỏi tình huống như trên người thân em có lỗi không nếu có lỗi phạt như thế nào? Em cám ơn.
Luật sư tư vấn:

Căn cứ tại  Khoản 3 Điều 18 Luật giao thông đường bộ 2008 thì người điều khiển xe, đỗ xe trên đường bộ phải thực hiện quy định sau đây:

a) Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết;

  1. b) Cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy; trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình;
  2. c) Trường hợp trên đường đã xây dựng nơi dừng xe, đỗ xe hoặc quy định các điểm dừng xe, đỗ xe thì phải dừng, đỗ xe tại các vị trí đó;
  3. d) Sau khi đỗ xe, chỉ được rời khỏi xe khi đã thực hiện các biện pháp an toàn; nếu xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết;

đ) Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn;

  1. e) Khi dừng xe, không được tắt máy và không được rời khỏi vị trí lái;
  2. g) Xe đỗ trên đoạn đường dốc phải được chèn bánh.”

Trong tình huống trên, bạn chưa nêu đủ hết thông tin nên chưa thể kết luận là người thân của bạn có lỗi khi dừng đỗ xe hay không.

Nếu người thân của bạn dừng đỗ xe không đúng quy định thì có thể bị xử phạt hành chính từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng hoặc từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng theo khoản 1, khoản 2 Nghị định số 171/2013/NĐ-CP

 

  • Lỗi của người gây ta nạn cho người thân của bạn:

Theo Luật Giao thông đường bộ năm 2008 thì điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định là một trong những hành vi bị cấm. Mức nồng độ cồn tối đa được quy định tại khoản 8 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ là 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở.

Hành vi của người gây tai nạn là uống rượu bia say xỉn và làm chết 1 người vậy có thể bị truy tố theo BLHS 2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS 2015:

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

  1. a) Làm chết người;
  2. b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
  3. c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
  4. d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
  5. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
  6. a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;
  7. b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;
  8. c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
  9. d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

đ) Làm chết 02 người;

  1. e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
  2. g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
  3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
  4. a) Làm chết 03 người trở lên;
  5. b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
  6. c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
  7. Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
  8. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

 

Truy nhiên, trong tình huống trên, các thông tin bạn đưa ra vẫn còn chưa thực sự đầy đủ, bạn có thể trực tiếp đến văn phòng để được đội ngũ luật sư tư vấn tốt nhất.

Trân trọng!

 

Cho vay tiền người nợ bỏ trốn giờ phải làm sao?
Tóm tắt câu hỏi:

Cháu chào luật sư
Cháu có cho vay theo hợp đồng giấy tờ là 200 triệu với lãi xuất là 2,5%, và cho mượn không lãi suất là: 40 triệu. Trong điều khoản hợp đồng là khi bên Cháu muốn lấy tiền gốc thì Thoòng báo cho bên vay trước 15 ngày. Cháu đã báo trước hai tháng. Trong hai tháng bên vay cứ hẹn lần hẹn lựa. Khi cháu lên nhà thì họ bỏ trốn mất. Giờ cháu phải làm sao và thủ tục như thế nào?
Mong luật sư tư vấn giúp cháu. Cháu cám ơn ạ.

Luật sư tư vấn:

  • Quy định của pháp luật về nghĩa vụ trả nợ:      

            Khi hai bên đã có hợp đồng vay tài sản thì hợp đồng vay tài sản đó là là sự thỏa thuận của các bên, bên vay giao tài sản cho bên cho vay và khi đến thời hạn trả nợ thì bên vay có nghĩa vụ hoàn trả cho bên vay đúng số tiền đã nhận cùng với lãi suất (nếu có) (Điều 463 BLDS 2015)

Căn cứ theo Điều 466 BLDS 2015 về nghĩa vụ trả nợ của bên vay thì Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Trong Điều khoản hợp đồng có quy định là khi bên cho vay muốn lấy lại tiền gốc thì phải thông báo cho bên vay trước 15 ngày. Bên cho vay thực hiện theo đúng hợp đồng đã ký kết với bên vay và đã thông báo trước 2 tháng. Khi bên cho vay đến để đòi lại khoản vay thì bên vay đã trốn mất.

Đối với hành vi trốn nợ không trả nêu trên thì có dấu hiệu về tội lạm dụng tính nhiệm chiếm đoạt tài sản

  • Đây là trường hợp đặt ra khi người trốn nợ vay tiền của bên cho vay bằng hình thức hợp đồng sau đó cố tình bỏ trốn để không trả nợ. Tức là sau khi vay tiền của bên cho vay, bên vay tiền có các hành vi Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản; đến thời hạn trả nợ mặc dù có khả năng, điều kiện để trả nhưng cố tình không trả; sử dụng số tiền vay được vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không thể trả nợ.

Tại khoản Điều 175 Luật sửa đổi Bộ luật hình sự 2017 thì mức phạt đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định:

“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

  1. a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
  2. b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
  3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
  4. a) Có tổ chức;
  5. b) Có tính chất chuyên nghiệp;
  6. c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
  7. d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

  1. e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  2. g) Tái phạm nguy hiểm.
  3. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.
  4. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.
  5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”.
  • Xử lý hành vi vay nợ rồi bỏ trốn:

+ Cụ thể trong trường hợp của bạn khi người vay đã có hành vi bỏ trốn thì để bảo vệ quyền và lợi ích của mình, bạn có thể tố giác hành vi này để cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết. Việc tố giác, báo tin về tội phạm lừa đảo hay lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, việc tố giác, báo tin có thể thực hiện bằng lời hoặc bằng văn bản đều được.

+ Trong trường hợp con nợ bỏ trốn để trốn nợ, bên cho vay có thể tố giác, trình báo, hoặc kiến nghị khởi tố tới Cơ quan công an, kèm theo các bằng chứng, chứng cứ để được yêu cầu giải quyết, bảo vệ quyền và lợi ích hợp chính đáng của mình.

Tuy nhiên các thông tin bạn đưa ra vẫn còn chưa thực sự đầy đủ, bạn có thể trực tiếp đến văn phòng để được đội ngũ luật sư tư vấn tốt nhất.

Trân trọng!

 

 

Hỏi đáp 5
Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp.

Hỏi đáp 4
Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp.

Hỏi đáp 3
Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp.

Hỏi đáp 2
Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp.

Hỏi đáp 1
Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp. Nội dung hỏi đáp.