EnglishVietnamese

Bài bào chữa

LUẬN CỨ GIẾT NGƯỜI, CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH
Vụ án giết người, cố ý gây thương tích xảy ra tại quán Karaoke Kington làm 2 (hai) người thiệt mạng. Nội dung vụ án như sau:

Ngày 21/7/2017 Công cùng nhóm anh em có đến quán Karaoke Kington để hát, Công là khách quen tại đây. Trước đó, Công đã có gọi điện cho Xuân là chủ quán để đặt phòng và yêu cầu có nhân viên nữ phục vụ. Khi đến quán được 1 thời gian nhưng không có nhân viên phục vụ nên có phát sinh mâu thuẫn nhỏ dẫn đến Công có hành động quá khích làm hư hại 2 tài sản là 1 micro và 1 thùng rác có gạt tàn, và Công đã có lời đề nghị sẽ bồi thường những tài sản hư hại trên. Tuy nhiên, phía quán đã đưa một số thành phần xã hội đen đến đe doạ Công dẫn đến các bên đánh nhau và gây thiệt mạng cho 2 người Nguyễn Đức Bảng và Phạm Duy Thành.

Quá trình xảy ra vụ án được chia rõ ràng theo 2 giai đoạn, mâu thuẫn tranh cãi trong 2 giai đoạn cũng hoàn toàn khác nhau.

Giai đoạn 1: tranh cãi mâu thuẫn do việc thiếu nhân viên nữ phục vụ

Khi Công cùng anh em đến quán Kington, do đã gọi điện cho Xuân đặt phòng trước cũng như yêu cầu nhân viên nữ phục vụ. Tuy nhiên, khi đến thì không có những nhân viên như yêu cầu dẫn đến các bên có tranh cãi qua lại và Công làm hỏng micro và thùng rác có gạt tàn thuốc. Sau đó, khi quán điều nhân viên đến phòng của Công thì các bên cũng giải quyết ổn thoả, Công cũng đề nghị sẽ bồi thường cho phần thiệt hại mà mình gây ra. Công và nhóm anh em trở lại phòng và tham gia hát bình thường, không có ồn ào nào thêm. Sự việc các bên có mâu thuẫn từ việc không có nhân viên phục vụ đã chấm dứt.

Giai đoạn 2: tranh cãi mâu thuẫn do tranh cãi giữa Công Thành Bản và Tình, Linh.

Tuy nhiên, khi mọi chuyện tưởng như đã êm đềm thì Huệ, Tình và Linh lại theo chỉ thị của Xuân đến gặp Công để nói chuyện. Theo đó, Tình và Linh mang theo hung khí đến. Công và anh em đang đi từ phòng vệ sinh trở về phòng hát karaoke thì Tình và Linh chặn lại, yêu cầu giải quyết về việc ồn ào, chủ yếu là để dằn mặt và đe doạ Công. Tuy nhiên, sau rất nhiều lần Công yêu cầu gọi cho Xuân để giải thích nhưng Huệ, Tình và Linh từ chối, dùng lời lẽ đe doạ và cuối cùng thì xảy ra việc đánh giết nhau dẫn đến thiệt hại về tính mạng.

Quá trình diễn ra vụ việc được camera ghi lại đầy đủ. Theo kết luận điều tra của CQCSĐT và cáo trạng của VKS xác định, Nguyễn Hữu Xuân không tham gia vào quá trình đánh nhau và không có căn cứ cho rằng Nguyễn Hữu Xuân đã có hành vi cố ý giết người. Tuy nhiên, qua nghiên cứu hồ sơ chúng tôi có những ý kiến pháp lý đối với vụ án, Cụ thể như sau:

  1. Lời khai của Tình, Xuân là người gọi cho Tình và yêu cầu Tình gọi thêm người đến quán, yêu cầu xử lý nhóm Công (BL 276,278, 301). Tại BL 276 Xuân yêu cầu Tình nếu nhóm Công cà chớn sẽ đập luôn.

    Tại bút lục 276, 278 lời khai của Phạm Thái Văn Tình tại bản tự khai ngày 26/7/2017 về việc Xuân gọi điện cho Tình đến quán đề dàn xếp với nhóm của Công. Theo đó, Xuân đã yêu cầu Tình có bao nhiêu anh em thì kêu lên hết, nhóm của Công đông lắm và nếu nhóm Công gây chuyện thì đánh luôn. Sau đó, Xuân còn gọi lại và yêu cầu Tình gọi thêm anh em vì nhóm Công đông. Hành vi này chứng minh động cơ xác định việc đã có hành vi chuẩn bị cho việc đánh nhau. Các cuộc gọi cũng được xác nhận tại biên bản kiểm tra điện thoại di động của Nguyễn Hữu Xuân tại bút lục 385.

    Tại bút lục 301 biên bản ghi lời khai của Phạm Thái Văn Tình, Tình khai sau khi đến quán đi lướt qua lại phòng số 10, Tình và Linh đi xuống tầng trệt đến phòng điều hành gặp Xuân đang ở trong phòng điều hành thì Xuân nói với Tình “coi ở gần đây có anh em nào không thì gọi điện thoại đến phụ luôn” lúc này Tình hiểu ý của Xuân là gọi người đến để phụ đánh nhau. Nếu chỉ để nói chuyện với Công thì Xuân đã không cần thiết phải nhiều lần yêu cầu Tình gọi thêm anh em đến và còn nhấn mạnh là tại nhóm Công đông nên cần thêm nhiều người nữa.

    Hành vi gọi Tình đến quán, yêu cầu Tình đem thêm anh em đến cho thấy Xuân có ý định đánh nhau. Đồng thời, Xuân cũng nói với Tình nếu nhóm Công có hành vi gây rối thì đánh luôn. Tình đến quán theo sự yêu cầu của Xuân, đồng thời còn gọi thêm người cho thấy 2 bên đã thống nhất ý chí đối với việc đánh nhóm Công. Do đó, ý chí đánh nhóm Công đã được thống nhất từ đầu với Xuân chứ không phải Tình tự ý đánh nhóm Công mà không qua thoả thuận. Đối với quán làm ăn lớn như Karaoke Kington, việc những thành phần như Tình có thể đến và đánh khách hàng trong quán không phải là hành động nhất thời hay tự ý mà phải có sự cho phép, sắp xếp từ chủ quán. Tình đến theo yêu cầu của Xuân, đồng thời các vũ khí Tình sử dụng trong quá trình đánh nhau cũng là vũ khí của quán Kington. Nếu Xuân không gọi, không chỉ đạo Tình cũng không biết để đến và cũng không thể tự ý đánh khách. Có thể thấy mối liên hệ mật thiết giữa Tình và chủ quán Kington là Xuân. Do đó, Xuân là người chủ mưu trong vụ án này

  2. Xuân chỉ đạo việc đánh nhau

    Tại bút lục 281 bản tường trình của Phạm Thái Văn Tình, sau khi Tình đến quán và được Xuân chỉ số phòng mà nhóm Công đang ngồi. Xuân đi ra ngoài, một lúc sau thì Xuân gọi điện cho Tình hỏi tình hình. Xuân nói với Tình kêu tụi nó chơi ở đó chờ Xuân, Xuân sẽ về liền, đồng thời kêu Tình đem đồ (vũ khí) ra trước sẵn đi để chút nhóm Công ra về tụi nó quậy.

    Hành vi trên của Xuân rõ ràng là thống nhất ý chí, chỉ đạo cho việc Tình và nhóm anh em có thể xử lý nhóm của Công trong trường hợp nhóm Công có hành động quấy rối. Xuân yêu cầu đem vũ khí ra để sẵn trong các gốc cây để khi cần là sử dụng luôn, hành vi này là chuẩn bị sẵn sàng cho việc đánh nhau, hơn nữa là đã thực hiện nhiều lần, nên khi chỉ cần nói đem “hàng” ra sẵn là Tình đã biết đi lấy ở đâu và để ở đâu khi cần.

    Từ những căn cứ trên, cho thấy Xuân là người chủ mưu cho việc đánh nhau. Đặc biệt còn là người yêu cầu Tình cùng đồng bọn đến, dặn dò việc chuẩn bị hàng sẵn cũng như cho phép đánh nhóm Công nếu như nhóm Công có hành vi quá khích. Nếu không có sự hướng dẫn, cho phép của Xuân, Tình và đồng bọn cũng như nhân viên của quán Kington đã không biết hoặc không dám đánh khách tại quán như sự việc trên.

    Việc cơ quan điều tra kết luận Xuân không liên quan đến vụ việc đánh nhau là không có căn cứ, bỏ lọt tội phạm. Chúng tôi với tư cách là người bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho bị hại yêu cầu làm rõ vai trò chủ mưu của Xuân trong vụ việc trên.

  3. Mâu thuẫn lời khai giữa Huệ cho rằng Huệ cầm thanh sắt đánh vào phần thuỷ tinh ống dẫn nước, Phúc khai nghe tiếng súng bắn (BL204). Chỉ có một âm thanh, vậy là súng hay tiếng đập thanh sắt?

    Tại bút lục 193 biên bản hỏi cung bị can Nguyễn Hữu Huệ, Huệ khai quá trình trên sân thượng, Xuân chỉ hỏi Công tại sao lại quậy quán thì Công xin tha, Xuân đồng ý. Huệ đã lấy thanh gỗ đập vô máy nước nóng năng lượng mặt trời tạo ra tiếng nổ. giải thích cho hành động này Huệ cho rằng vì  Công và Xuân cãi nhau, Huệ nói không nghe nên đã tạo tiếng động để gây chú ý. Tuy nhiên, giải thích trên của Huệ là không có căn cứ. Bởi căn cứ theo lời khai, nếu chỉ đơn giản Xuân và Công chỉ nói những lời trên thì không có lý do gì Huệ phải tạo ra tiếng động lớn để gây sự chú ý cả.

    Tại bút lục 201 Phúc khai thấy Xuân cầm cây súng đi lên, Tình Huệ cùng đi theo hướng đến lầu 2 ra sân thượng, có người bỏ chạy lên sân thượng thì Xuân rượt theo và nghe tiếng súng. Tiếng súng bắn và tiếng gõ vào bình nước nóng không giống nhau, gõ vào bình sẽ tạo tiếng vang kéo dài, còn súng thì không. Yêu cầu thực nghiệm hiện trường để xác nhận tiếng nổ.

    Tại BL 305 Tình khai trong quá trình đánh nhau có thấy Xuân cầm súng chạy từ ngoài sân vào trong quán để đánh nhau, thấy Xuân cầm súng chạy thẳng lên lầu và nghe tiếng súng nổ dù không biết ai nổ súng.

    Tại bút lục 210 biên bản ghi lời khai của Nguyễn Hồng Phúc ngày 22/7/2017 Phúc khai Xuân cầm 1 cây súng loại súng gấp cán bằng gỗ khi đi lên lầu đuổi theo 1 người khách, Phúc ở dưới lầu thì nghe tiếng súng nổ, lúc này có 2 người đi xuống từ sân thượng nói: “ông Xuân bắn chỉ thiên tưởng đâu ông bắn nó”. Vậy tiếng phát ra là tiếng súng hay tiếng đập bồn thuỷ tinh. Và 2  người từ sân thượng đi xuống là ai, đã chứng kiến cảnh Xuân bắn chỉ thiên như thế nào. Về điều này cần làm rõ, nếu có người chứng kiến cảnh Xuân bắn chỉ thiên vậy tại sao lại có lời khai Huệ đánh vào bồn thuỷ tinh tạo tiếng nổ trong khi 2 âm thanh này hoàn toàn khác nhau.

    Từ những căn cứ trên cho thấy đã có tiếng súng nổ, hoàn toàn không phải là tiếng thanh gỗ đánh vào bình nước nóng. Vậy Xuân đã có sử dụng khẩu súng được ghi nhận tại bản ảnh camera. Hơn nữa, cần làm rõ khẩu súng mà Xuân đã cầm tại thời điểm diễn ra vụ án, theo lời khai Xuân khai nhận nhặt được tại bải đất trống tuy nhiên điều này là không hợp lý và cũng k có căn cứ chứng minh cho việc khẩu súng là do Xuân nhặt được.

    Theo lời khai của Công, Xuân đã đưa súng bắn vào người Công. Tuy nhiên, kết luận giám định lại cho rằng vết xước trên cánh tay của Công không phải là vết do đạn bắn. Hiện trường tại sân thượng quán Kington vẫn chưa được khám nghiệm và thực nghiệm lại sự việc để xác nhận có phải Xuân đã bắn Công hay không? Và nếu bắn thì có trúng Công hay không? Viên đạn có được tìm thấy hay không?.

  4. Có những chứng cứ cho thấy việc Xuân cho xã hội đen đánh khách tại quán

    Sau khi vụ án được đem ra xét xử, nhiều người đã lên tiếng tiết lộ về những sự việc thường xảy ra tại quán, những vụ đánh khách đến bị thương nhưng lại không có bất cứ một cơ quan can thiệp.

    Điển hình là nhiều nhân viên từng làm việc tại quán Karaoke Kington đã tiết lộ, trong phòng điều hành của quán có rất nhiều vũ khí, đầy đủ các loại. Thường trực ở quán luôn có những thành phần xã hội đen chuyên bảo kê cho quán, đã nhiều lần đánh khách tại đây. Những nhận định trên là hoàn toàn có căn cứ khi mà ngày xảy ra vụ việc trên, Huệ đã yêu cầu Phúc lên kho lấy hàng (mã tấu, vũ..) để trải khắp nơi quanh quán (Lời khai Phúc tại bút lục 808). Bất ngờ trong hoàn cảnh đó, chỉ cần nói lên lấy hàng nhân viên đã biết được lấy ở đâu, và vũ khí thì sẵn có tại quán. Chứng tỏ rằng việc sử dụng những vũ khí trên không có gì xa lạ.

    Việc tàn trữ nhiều loại vũ khí nguy hiểm trong quán và các nhân viên cũng biết rõ vị trí cất giấu hàng (vũ khí), dễ dàng lấy ra khi “cần thiết” là vô cùng nguy hiểm, các vũ khí đều là vũ khí có tính sát thương cao. Do vậy, khi mâu thuẫn xảy ra, dù không phải mâu thuẫn lớn hay xung đột quyết liệt, vẫn dẫn đến sự việc đánh nhau đến tử vong. Các nhân viên cùng người của Kington dễ dàng sử dụng những vũ khí khi xảy ra tranh cãi. Điển hình trong vụ án trên, mâu thuẫn ban đầu vốn dĩ đã được giải quyết ổn thoả, nhóm Công đã tiếp tục sử dụng dịch vụ, đồng ý bồi thường và không có ồn ào gì thêm thì Huệ cùng nhóm Tình đến đe doạ dẫn đến đánh nhau, sử dụng các vũ khí đã chuẩn bị sẵn đánh người đến thương vong. Mức độ nguy hiểm đối với hành vi tích trữ vũ khí, cho người bảo kê quán của quán Kington là đáng lưu ý và cần làm rõ.

  5. Hành vi của Hoàng Văn Hưng là cố ý giết người

Tội giết người và cố ý gây thương tích khác nhau

Khi Hoàng Văn Hưng đến quán, liền lấy cưa để sẵn trong cốp ô tô , vừa lúc Phạm Duy Thành chạy ra, lúc này người của Phạm Duy Thành đã bị thương, nhưng khi Hưng vừa thấy Thành, liền dùng cưa chém vào người Thành 2 nhát, chém từ trên xuống trúng vào đầu Thành 1 nhát. Thành bỏ chạy ra ngoài, Hưng vẫn cố rượt theo chém trúng vào người Thành 3 nhát.

Hành vi trên của Hưng là hành vi có mục đích tước đoạt tính mạng của Thành. Sau khi chém trúng Thành 2 nhát, Thành bỏ chạy nhưng Hưng vẫn không tha, rượt theo để chém thêm và trúng vào người Thành 3 nhát. Mức độ tấn công của Hưng là nhanh và liên tục với cường độ tấn công mạnh có thể gây chết người. Chém liên tục trong khi nạn nhân không đủ khả năng chống trả.

Vị trí tác động trên cơ thể là đầu, vai. Phần đầu vô cùng nguy hiểm, Hưng chém từ trên xuống trúng vào đầu Thành, rõ ràng Hưng biết việc chém như vậy sẽ nguy hiểm đến tính mạng của Thành nhưng vẫn cố tình chém rất nhiều nhát vào Thành.

Vũ khí, hung khí mà Hưng đã sử dụng: Hưng dùng cưa là hung khí nguy hiểm, có tính sát thương cao. Hung khí này được Hưng để sẵn trong cốp xe của mình, và sẵn sáng mang ra chém người. Hành vi này của Hưng là vô cùng nguy hiểm cho xã hội.

Trong trường hợp phạm tội cố ý gây thương tích, người phạm tội chỉ mong muốn hoặc bỏ mặc cho hậu quả gây thương tích xảy ra. Nhưng đối với Hưng, là hành vi mong muốn tước đoạt mạng sống của nạn nhân. Hành vi của Hưng là đủ cấu thành tội giết người.

Trên đây là toàn bộ nhận định của tôi. Kính mong HĐXX xem xét

Xin chân thành cảm ơn!

ĐẶNG VĂN HIẾN
Tôi, Luật sư Nguyễn Văn Quynh, thuộc CÔNG TY LUẬT TNHH HÃNG LUẬT HƯNG YÊN, Đoàn luật sư TP Hà Nội. Tôi tham gia phiên Tòa ngày hôm nay với tư cách là người bào chữa cho các bị cáo: Đặng Văn Hiến bị tuyên phạt tử hình về tội “Giết người” theo Điểm a, n Khoản 1 Điều 93 BLHS 1999, Ninh Viết Bình bị tuyên phạt 20 năm tù giam về tội “Giết người” theo Điểm a Khoản 1 Điều 93 BLHS 1999 và Đoàn Văn Diện bị tuyên phạt 09 tháng tù giam về tội “Che giấu tội phạm” theo Khoản 1 Điều 313 BLHS 1999 trong bản án Hình sự sơ thẩm số 01/2018/HS-ST ngày 03 tháng 01 năm 2018 của Tòa án nhân dân Tỉnh Đắk Nông.
Theo Tôi, việc xác định tội danh và mức hình phạt của Tòa án nhân dân Tỉnh Đắk Nông như vậy là có phần quá nghiêm khắc, và chưa đúng với bản chất của sự việc cũng như đối với hành vi, nhân thân của bị cáo Hiến, bị cáo Bình và bị cáo Diện
Qua quá trình nghiên cứu hồ sơ, tài liệu của vụ án và diễn biến tại phiên tòa sơ thẩm ngày 03/01/2018, Tôi cho rằng, việc áp dụng tình tiết tăng nặng “Có tính chất côn đồ” theo Điểm n, Khoản 1, Điều 93 BLHS 1999 đối với bị cáo Hiến và việc truy cứu TNHS đối với bị cáo Diện theo Khoản 1 Điều 313 BLHS 1999 là chưa xác đáng, việc quyết định hình phạt như trong bản án sơ thẩm cũng có phần quá nghiêm khắc.
Hành vi của Đặng Văn Hiến (cụ thể là hành vi bắn Điểu Tào và Điểu Vinh) bị Bản án sơ thẩm số 01/2018/HS-ST của TAND Tỉnh Đắk Nông xác định là thuộc tình tiết tăng nặng định khung “Có tính chất côn đồ” nhưng qua tài liệu, chứng cứ trong HSVA cũng như qua quá trình xét xử công khai tại phiên tòa sơ thẩm tôi thấy rằng: Hành vi phạm tội
của bị cáo Hiến được thực hiện “trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật của nạn nhân hoặc người khác gây nên”, chính vì vậy, không thể áp dụng tình tiết tăng nặng định khung “Có tính chất côn đồ” như trong bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Nông quyết định, vì vậy Tôi kính và đề nghị HĐXX lưu tâm xem xét
và quyết định trong quá trình nghị án, bởi các lẽ sau đây:
Thứ nhất, Công ty Long Sơn đã có những hành vi vi phạm pháp luật, coi thường pháp luật trong một thời gian dài, gây ra bức xúc cho người dân tiểu khu 1535 nói chung và bị cáo Hiến nói riêng. Đồng thời, hành vi san ủi trái phép ngày 23/10/2016 của công ty Long Sơn đã làm bị cáo Hiến kích động, dẫn đến việc thực hiện hành vi phạm tội. Cụ thể:
– Từ năm 2008, sau khi được UBND Tỉnh Đắk Nông ra Quyết định số 241/QĐ-UBND cho thuê quyền sử dụng đất và thuê rừng trên diện tích 1.079 ha đất trong đó có đất tại Tiểu khu 1535, Công ty Long Sơn đã tự ý tổ chức san ủi cây cối, hoa màu trên các mảnh đất mà người dân đang xâm canh mà không bồi thường dẫn đến việc khiếu kiện kéo dài của người dân. Và việc này vẫn liên tục tiếp diễn kể cả khi UBND tỉnh Đắk Nông có yêu cầu Công ty Long Sơn thực hiện thỏa thuận, bồi thường về cây cối và hoa màu cho các hộ dân có đất xâm canh tại dự án của Công ty Long Sơn (theo BL 2346 – Quyết định số 1144/QĐ-UBND ngày 02/08/2010 về giải quyết đơn khiếu nại)
– Thậm chí, năm 2013, Công ty Long Sơn đã có lần tự ý tổ chức cưỡng chế giải tỏa một cách trái phép với tổng số đối tượng tham gia là 130 người trong đó có khoảng 60 người là do đối tượng xã hội đen (Thành “nghĩa địa”) cầm đầu đã sử dụng dao, gậy,…. để chặt phá cây trồng của người dân (Báo cáo 254/BC-UBND ngày 29/3/2013 của UBND huyện Tuy Đức ngày 29/3/2013 – BL 2458). Mặc dù sau đó UBND huyện Tuy Đức có đến làm việc nhưng công ty Long Sơn vẫn có ý định tiếp tục tổ chức giải tỏa một cách trái phép (Báo cáo số 328/BC-UBND của Ủy ban nhân dân huyện Tuy Đức ngày 11/4/2013 – BL 2493)
– Đến năm 2015, 2016, mặc dù UBND tỉnh Đắk Nông có quyết định về việc thu hồi một phần diện tích đã cho công ty Long Sơn thuê, trong đó có toàn bộ 265,4 ha đất đã trồng Điều thuộc dự án của Công ty Long Sơn nhưng công ty Long Sơn không chấp hành quyết định thu hồi đất và vẫn tiếp tục đưa lực lượng cưỡng chế, giải tỏa tải sản một cách trái phép trên đất của nhân dân đang chiếm dụng để canh tác (BL 2437 – Công văn số 1478/TN&MT-QHGĐ của Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Đắk Nông ngày 11/11/2016 trả lời và cung cấp hồ sơ tài liệu cho Cơ quan cảnh sát điều tra – Bộ Công an và qua các lời khai của Nghiêm Xuân Thiên Sửu, Lê Phi Thông, Trần Văn Tâm (nhân viên công ty Long Sơn))
– Theo lời khai của Hoàng Thị Ngần (BL 793) thì trong các lần san ủi cây trước
ngày 23/10/2016, công ty Long Sơn có trang bị tuýp sắt, gậy cho công nhân để chống lại người dân, theo Lời khai của Ninh Viết Bình (BL 173) thì công ty Long Sơn còn thuê cả xã hội đen để đánh đập, đe dọa người dân để lấy đất.
– Cho đến vụ việc xảy ra ngày 23/10/2016, trước đó, từ ngày 15/10/2016, công ty Long Sơn đã tổ chức họp bàn, lên kế hoạch, trang bị áo giáp, lá chắn, gậy, đá, quần áo bảo hộ, và tập dượt cho nhân viên sử dụng các trang bị chống lại người dân. Không chỉ vậy, liên tiếp từ đầu tháng 10 cho đến trước ngày 23/10/2016, Công ty Long Sơn thuê thêm rất nhiều nhân viên bảo vệ, cụ thể: Lê Anh Nghĩa (22/10/2016), Điểu Tư (18/10/2016), Điểu Tuấn Vũ (giữa tháng 10/2016), Điểu Vinh (18/10/2016), Điểu Đào (18/10/2016), Điểu Hồng (10/10/2016), Điểu Duy (04/10/2016), Điểu Thân (20/10/2016), Điểu Dân (03/10/2016), Điểu Ka và Xì Cồn (đầu tháng 10/2016), Lê Duy Phương (14/10/2016)

Thứ hai, vào ngày 23/10/2016, khi bị cáo Hiến cầm súng săn ra cửa sau đi đến chỗ công ty đang ủi thì bị người của công ty Long sơn xông tới, trên tay cầm gậy, đá. Bị cáo Hiến nổ súng chỉ thiên nhưng phía công nhân của công ty Long sơn vẫn xông tới ném đá vào bị cáo Hiến, sau đó bị cáo Hiến chạy vào nhà đóng cửa lại nhưng người công ty Long
sơn vẫn tiếp tục vây kín và ném đá vào nhà bị cáo Hiến. Thực tế, với số lượng công nhân công ty Long Sơn có đến hơn 30 người, cầm gậy gộc, đá, trang bị cả khiên chắn, áo giáp và quần áo, mũ bảo hộ. Đồng thời, số lượng công nhân này cũng đã được tập dượt trước để chống lại người dân tại tiểu khu 1535 thì trong trường hợp này bị cáo Hiến không còn
cách nào khác ngoài việc sử dụng súng để ngăn cản sự tấn công của nhóm công nhân đó với bị cáo và gia đình. Ngoài ra, tại các BL 789, 804, 807 (Lời khai của Hoàng Thị Ngần, cháu Hoàng Thị Phương Anh và anh Hoàng Văn Thắng) thì nhóm công nhân công ty Long Sơn xách giỏ đá, cầm gậy gỗ, xẻng, lá chắn và hô to “chúng mày đánh chết cho tao, không được thì đốt nhà” và “thằng nào lên thì đánh chết mẹ tụi nó luôn”. Ngay cả trong lời khai của Điểu An (BL 901) cũng thừa nhận “Anh Chính hô: nó có súng kìa bọn bay, dí nó”.
Rõ ràng, đối mặt với hành vi ngang ngược, hung hãn của một số lượng lớn công nhân công ty Long Sơn, trước tình cảnh nguồn sống duy nhất của gia đình (cây Điều) không còn, tinh thần bị cáo Hiến đã bị kích động, hoảng loạn, không kiểm soát được hành vi của bản thân nên đã thực hiện hành vi phạm tội.
Nghị quyết 04-HĐTPTANDTC/NQ ngày 29/11/1986, Văn bản số 01/2017/GĐ- TANDTC về giải đáp một số vấn đề nghiệp vụ có hướng dẫn về trạng thái tinh thần bị kích động như sau:
“Tình trạng tinh thần bị kích động là tình trạng người phạm tội không hoàn toàn tự chủ, tự kiềm chế được hành vi phạm tội của mình. Nói chung, sự kích động mạnh đó phải là tức thời do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân gây nên sự phản ứng dẫn tới hành vi giết người. Nhưng cá biệt có trường hợp do hành vi trái pháp luật của nạn
nhân có tính chất đè nén, áp bức tương đối nặng nề, lặp đi lặp lại, sự kích động đó đã âm ỷ, kéo dài, đến thời điểm nào đó hành vi trái pháp luật của nạn nhân lại tiếp diễn làm cho người bị kích động không tự kiềm chế được; nếu tách riêng sự kích động mới này thì không coi là kích động mạnh, nhưng nếu xét cả quá trình phát triển của sự việc, thì lại được coi là mạnh hoặc rất mạnh”
Như vậy, ở trường hợp vụ án này, hành vi trái pháp luật của công ty Long Sơn mang tính chất áp bức nặng nề, hành vi san ủi trái phép (phá hoại tài sản là nguồn sống của các gia đình mà không bồi thường) và sử dụng bạo lực đối với người dân tiểu khu 1535 lặp đi lặp lại, âm ỉ, kéo dài từ suốt 8 năm, tạo nên sự đè nén đối với không chỉ mình
Hiến mà còn toàn bộ những người dân tiểu khu 1535. Và đến thời điểm ngày 23/10/2016, hành vi san ủi trái phép của công ty Long Sơn lại một lần nữa xuất hiện với sự có mặt của một số lượng rất lớn công nhân công ty Long Sơn có trang bị vũ khí, hung hăng, quyết liệt đã ngăn cản Hiến bảo vệ tài sản của gia đình, đã coi thường sự cảnh cáo và đồng loạt tấn công Hiến, làm cho Hiến kích động, không thể tự kiềm chế được. Vậy, khi xét cả quá trình phát triển của sự việc, sự kích động này được coi là mạnh hoặc rất mạnh.
Thứ ba, khoảng thời gian từ khi bị cáo Hiến bắn phát súng đầu tiên vào các công nhân công ty Long Sơn cho đến khi 3 nạn nhân chết và cả đến khi bị cáo Hiến đến nhà anh Lập bị cáo Hiến vẫn còn ở trong trạng thái kích động, hoảng loạn. Hay nói cách khác, tại thời điểm Hiến bắn vào Điểu Tào và Điểu Vinh do không cởi đồng phục của công ty Long Sơn và cởi chậm, Hiến vẫn ở trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh và mơ hồ về hành vi của bản thân. Điều này thể hiện qua các chứng cứ sau:
Theo Biên bản thực nghiệm điều tra ngày 09/05/2017 của cơ quan điều tra (BL 226) thì khoảng cách Hiến bắn Điểu Tào và Điểu Vinh là khoảng 23m. Trong KL Điểu tra (BL 938) còn xác định khoảng cách giữa Hiến và công nhân công ty Long Sơn là khoảng 30m. Với một khoảng cách tương đối, cộng thêm thời tiết mưa, trong khu vực nhiều cây cối, bị cáo Hiến đã bắn vào các nạn nhân một cách không chủ đích, không cố tình nhằm vào các vị trí trọng yếu trên cơ thể của nạn nhân. Chính vì vậy, việc Tòa án nhân dân Tỉnh Đắk Nông nhận định trong bản án sơ thẩm là “ Hành vi sử dụng súng bắn
vào những người này (Điểu Tào, Điểu Vinh) ở cự ly gần, trong khi họ hoàn toàn không còn khả năng tự vệ, nhằm vào vùng trọng yếu nhất của cơ thể họ để bắn” chưa thực sự hợp lý.
– Theo lời khai của Đặng Ngọc Chính (một trong số những nạn nhân có mặt cùng chỗ với Điểu Tàu, Điểu Vinh) (BL 873,874) và LK của Đoàn Thị Mai (BL 849) thì bị cáo Hiến bắn Điểu Vinh sau khi bị Đoàn Thị Mai đẩy đi. Đồng thời, chính chị Mai cũng khẳng định là không xác định được người bị Hiến bắn có chết hay không. Như vậy, ngay cả người sát bên cạnh đang đẩy Hiến đi cũng ko xác định được Hiến bắn vào bộ phận nào trên cơ thể nạn nhân, nạn nhân có chết hay không.
– Ngoài ra, Bản thân bị cáo Hiến sau khi vào nhà cũng không xác định được mình có bắn chết ai không và tinh thần vẫn rất hoảng loạn, mơ hồ (Theo LK Hà Văn Trường: Hiến nói với chúng tôi là đã dùng súng bắn bọn bảo vệ công ty Long Sơn, không biết có ai chết không (BL 245); Hiến cầm súng và đạn vứt bên gác nhà bên trái và nói từ nay tao
không dùng súng nữa (BL 249) và Hiến còn nói là định tự tử hoặc ra đầu thú (BL253,254))
Rõ ràng, khi thực hiện hành vi phạm tội (ở cả trường hợp dùng súng bắn vào Điểu Vinh, Điểu Tào) Hiến luôn ở trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật của công ty Long Sơn và nhóm công nhân công ty Long Sơn gây nên. Chính vì vậy, nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội của Hiến ở đây không thể coi là vì nguyên
nhân “vô cớ, nhỏ nhặt” được. Thứ tư, Đặng Văn Hiến có nhân thân tốt. Cụ thể: Đặng Văn Hiến không có tiền án
tiền sự, trong quá trình sinh sống trước khi phạm tội cũng không có bất hòa xích mích với hàng xóm láng giềng.
Hiện nay mặc dù chưa có văn bản hướng dẫn thế nào được coi là “có tính chất côn đồ”, tuy nhiên, trong thực tiễn giải quyết án lâu nay, các cơ quan tiến hành tố tụng đã và đang vận dụng một số hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao, theo đó phạm tội có tính chất côn đồ được hiểu là “hành động của những tên coi thường pháp luật, luôn luôn phá
rối trật tự trị an, sẵn sàng dùng vũ lực và thích dùng vũ lực để uy hiếp người khác phải khuất phục mình, vô cớ hoặc chỉ vì một duyên cớ nhỏ nhặt là đâm chém, thậm chí giết người. Hành động của chúng thường là xâm phạm sức khỏe, tính mạng, danh dự của người khác, gây gổ hành hung người khác một cách vô cớ hoặc vì một duyên cớ nhỏ nhặt. Chính vì vậy, khi xác định hành vi phạm tội có tính chất côn đồ hay không cần phải xem xét một cách toàn diện, không chỉ hành vi cụ thể mà người phạm tội thực hiện mà còn phải xem xét hoàn cảnh, địa điểm xảy ra tội phạm, nhân thân người phạm tội.
Ở toàn bộ sự việc xảy ra ngày 23/10/2016, rõ ràng bị cáo Hiến phạm tội là do đã bị kích động về tinh thần rất nghiêm trọng do những hành vi vi phạm pháp luật kéo dài của công ty Long Sơn và hành vi vi phạm pháp luật của công nhân công ty Long Sơn. Như vậy, nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội của Hiến không phải là nguyên nhân vô cớ, nhỏ nhặt, có tính chất côn đồ được.
Từ những phân tích trên, tôi cho rằng việc áp dụng Điểm n, Khoản 1, Điều 93 “Có tính chất côn đồ” cho bị cáo Hiến như trong Bản án sơ thẩm số 01/2018/HS-ST là không hợp lý, không có căn cứ pháp luật.
Về tình tiết giảm nhẹ, bị cáo Hiến đã tự nguyện bồi thường, khắc phục hậu quả của tội phạm (thuộc tình tiết giảm nhẹ theo Điểm b, Khoản 1, Điều 46) (Vợ bị cáo Hiến bồi thường cho người nhà ba nạn nhân là Điểu Tào, Điểu Vinh, và Dương Văn Tiến tổng số 62 triệu đồng và người nhà các nạn nhân này đều có đơn xin giảm án đối với Hiến). Ngoài ra, bị cáo Hiến Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra (thuộc tình tiết giảm nhẹ theo Điểm đ, Khoản 1, Điều 46 BLHS 1999); bị cáo Hiến thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải ( tình tiết giảm nhẹ theo Điểm p, Khoản 1 Điều 93). Ngoài ra, cần xem xét giảm nhẹ TNHS cho Hiến theo Khoản 2 Điều 46 do đã ra đầu thú (Công văn số 81/2002/TANDTC)

Với 3 tình tiết giảm nhẹ TNHS quy định tại Khoản 1 Điều 46, và được xem xét giảm nhẹ theo Khoản 2 Điều 46 BLHS 1999, kính mong HĐXX cân nhắc toàn diện nguyên nhân, hoàn cảnh phạm tội của Bị cáo Hiến, áp dụng Điều 47 BLHS 1999 để quyết định hình phạt cho bị cáo Hiến dưới mức thấp nhất của khung hình phạt theo Khoản 1 Điều 93 BLHS 1999 (dưới 15 năm tù giam).

BỊ CÁO LÊ THỊ HẠNH – LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN
Tôi, Luật sư Nguyễn Văn Quynh, thuộc CÔNG TY LUẬT TNHH HÃNG LUẬT HƯNG YÊN, Đoàn luật sư TP Hà Nội. Tôi tham gia phiên Tòa ngày hôm nay với tư cách là người bào chữa cho bị cáo LÊ THỊ HẠNH bị VKS nhân dân tỉnh Bình Dương truy tố hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo Khoản 4 Điều 139 BLHS 1999 theo Cáo trạng số 11/QĐ-KSDT-P1 ngày 15 tháng 7 năm 2016. Qua quá trình nghiên cứu hồ sơ, tài liệu của vụ án và diễn biến tại phiên tòa, Tôi cho rằng, cáo trạng, bản luận tội của Viện kiểm sát nhân dân Tỉnh Bình Dương truy tố đối với bị cáo Lê Thị Hạnh về “Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo Khoản 4 Điều 139 BLHS 1999 như vậy là chưa xác đáng, chưa đúng với bản chất của sự việc cũng như đối với hành vi của bị cáo Hạnh.

I/ VỀ TỐ TỤNG: Quá trình điều tra, giải quyết vụ án có một số các vi phạm về tố tụng như sau:
1. Không trưng cầu giám định tài chính đối với hoạt động kinh doanh của Công ty Thương mại Đức Hạnh để xác định lãi, lỗ trong quá trình kinh doanh, để làm sáng tỏ việc lập báo cáo tài chính của công ty Đức Hạnh có đúng với thực tế hay không.
2. Có sai xót trong việc xử lý vật chứng:
2.1. Việc ngân hàng chuyển nhượng 02 quyền sử dụng đất bà Hạnh đã thế chấp ở ngân hàng và sử dụng số tiền bán được đó để trừ gốc của Khế ước 810 vào ngày 30/12/2014 (thời điểm này vụ án đã được khởi tố) là không đúng quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
2.2. Không tiến hành định giá tài sản các quyền sử dụng bất động sản
3. Có dấu hiệu bỏ lọt người phạm tội

II/ VỀ NỘI DUNG:
Hành vi của Lê Thị Hạnh bị Cáo trạng số 11/QĐ-KSDT-P1 của Viện kiểm sát nhân dân Tỉnh Bình Dương xác định là cấu thành tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, nhưng qua tài liệu, chứng cứ trong HSVA cũng như qua quá trình xét xử công khai tại phiên tòa sơ thẩm trước tôi thấy rằng: Lê Thị Hạnh không dùng thủ đoạn gian dối để lừa dối ngân hàng nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, đồng thời, bà Hạnh cũng không có hành vi chiếm đoạt số tiền 40 tỷ tiền vay của ngân hàng, do vậy, hành vi của Lê Thị Hạnh không thỏa mãn cấu thành tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” chính vì vậy, không thể truy tố Lê Thị Hạnh theo Điều 139 BLHS 1999 như trong bản Cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Dương quyết định,vì vậy Tôi kính và đề nghị HĐXX lưu tâm xem xét và quyết định trong quá trình nghị án, bởi các lẽ sau đây:
Thứ nhất, bà Lê Thị Hạnh không có hành vi chiếm đoạt số tiền vay 40 tỷ đồng của ngân hàng Techcombank cũng như không hề có ý thức muốn chiếm đoạt số tiền vay của ngân hàng. Điều này thể hiện rất rõ qua các chứng cứ sau:
– Một là, Tại BL 4054, trích tài khoản giải ngân của Công ty Đức Hạnh thì từ ngày 21/12/2011 đến ngày 06/1/2012 ngân hàng tiến hành giải ngân cho công ty Đức Hạnh 6 lần (khế ước 808, 809, 810, 812, 813, 814) với tổng số tiền là 40 tỷ. Tuy nhiên, sao kê tài khoản thanh toán của Công ty Đức Hạnh năm 2011 thì thấy rằng, cũng trong thời gian từ ngày 20/12/2011 đến ngày 05/1/2012 ngân hàng Techcombank đã tiến hành tất toán các khế ước nhận nợ của công ty Đức Hạnh với số tiền 40 tỷ đồng (tất toán cho các khế ước 785, 788, 789, 790, 791 (BL 4183 – 4185)).

Từ các BL 4054, 4183, 4184, 4185 sao kê tài khoản giải ngân và tài khoản thanh toán của công ty Đức Hạnh (thống kê thành bảng như trên) thì cứ trước một hoặc 2 ngày giải ngân thì ngân hàng thu tất toán đối với công ty Đức Hạnh đúng số tiền được giải ngân. Điều này rất phù hợp với lời khai của bà Nguyễn Thị Diệu Nhơn tại các BL 375, 382 rằng “Theo hồ sơ vay tôi có ký giấy lãnh tiền mặt với số tiền 40 tỷ đồng trên 6 khế ước nhưng không nhận tiền”. Đồng thời, bằng chứng này cũng hoàn toàn trùng khớp với lời khai của bà Lê Thị Hạnh tại Phiên toà sơ thẩm ngày 28/02/2018, khi bà Hạnh được HĐXX hỏi “thời điểm ký 06 khế ước sau cùng thì nợ cũ của bị cáo còn hay đã trả hết?” bà Hạnh trả lời “Còn nợ cũ”, HĐXX hỏi “Ký khế ước mới với mục đích để làm gì” bà Hạnh trả lời “Để thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng trước” (BL 3979). Như vậy, có căn cứ để khẳng định rằng công ty Đức Hạnh không được giải ngân trên thực tế, việc giải ngân chỉ làm trên hồ sơ và số tiền đó hoàn toàn dùng để tất toán các khoản nợ cũ, công ty Đức Hạnh không nhận được bất kỳ khoản tiền giải ngân nào trong thời điểm cuối năm 2011.
Mặt khác, nếu bà Hạnh có ý định chiếm đoạt số tiền 40 tỷ vay của ngân hàng thì sẽ không có hành vi thanh toán số tiền 40 tỷ cho các khế ước nhận nợ cũ (Ngày 21/12/2011 trên hồ sơ công ty Đức Hạnh được giải ngân 7 tỷ thì đến ngày
22/12/2011 công ty Đức Hạnh trả ngân hàng 7 tỷ,…). Có thể khẳng định bà Hạnh không hề nhận, giữ hoặc sử dụng số tiền 40 tỷ tiền vay của ngân hàng mà số tiền đó đã dùng để thanh toán nghĩa vụ cho các khế ước cũ.

– Hai là, Sau khi ký kết các khế ước nhận nợ vào cuối năm 2011, đến năm 2012 Công ty Đức Hạnh vẫn tiếp tục thanh toán tiền lãi của các khế ước nhận nợ. Tại các BL 4176, 4177 sao kê tài khoản công ty Đức Hạnh thì từ 01/02/2012 đến 15/03/2012 công ty Đức Hạnh trả lãi cho ngân hàng số tiền là 1.337.004.007 đồng.Có thể thấy rõ, nếu Công ty Đức Hạnh có hành vi chiếm đoạt số tiền 40 tỷ của ngân hàng bằng việc vay theo 06 kế ước nhận nợ thì sẽ không có việc công ty Đức Hạnh trả gốc các khế ước nhận nợ cũ và tiếp tục trả lãi sau đó với tổng số tiền vượt quá 40 tỷ đồng.

– Ba là, tại Biên bản bàn giao tài sản bảo đảm được lập giữa Ngân hàng Techcombank và Công ty TNHH Thương mại Đức Hạnh ngày 25 tháng 09 năm 2012 (BL 23) có thoả thuận nội dung “Tài sản bảo đảm sẽ được dung để thanh toán các nghĩa vụ trả nợ, thanh toán theo Hợp đồng tín dụng … Nếu còn thiếu thì Bên thế chấp có nghĩa vụ thanh toán tiếp cho Techcombank số tiền còn thiếu”. Trong đơn xin cứu xét bà Hạnh cũng có viết “Đúng ra khi vay tài sản cầm cố cho ngân hàng, nếu công ty Đức Hạnh mất khả năng thanh toán thì tất cả tài sản thuộc về ngân hàng, công ty không còn trách nhiệm, nhưng vì giữa ngân hang và công ty quá trình vay có mối quan hệ khách hàng, cho nên giữa công ty Đức Hạnh và ngân hàng đã có biên bản thoả thuận ngày 25/9/2012 sẽ bán hết tài sản cầm cố, nếu thừa thì ngân hang trả lại cho công ty Đức Hạnh, nếu thiếu thì công ty Đức Hạnh khắc phục tiếp cho ngân hàng”
Có thể thấy, bà Hạnh hoàn toàn không có ý thức chiếm đoạt số tiền vay, bà luôn có ý thức rằng sẽ phải trả hết nợ cho ngân hàng, nếu bán tài sản cầm cố mà thiếu thì công ty Đức Hạnh sẽ khắc phục tiếp.

– Bốn là, thống kê tài khoản giải ngân và tài khoản thanh toán của Công ty Đức Hạnh năm 2010, 2011 cho thấy, thực tế công ty Đức Hạnh ký các khế ước nhận nợ nhưng toàn bộ số tiền từ các khế ước nhận nợ này đều dùng để thanh toán
các khế ước nhận nợ cũ. Điều này hoàn toàn phù hợp với lời khai của bà Lê Thị Hạnh trong hồ sơ vụ án cũng như tại phiên toà sơ thẩm ngày 28/2/2018 rằng “từ năm 2010 bị cáo không nhận tiền từ ngân hàng mà chỉ trên giấy tờ hợp thức hoá” (BL 3978). Thực tế các khế ước nhận nợ mới ký ra chỉ để dùng tất toán khế ước nhận nợ cũ, vì 04 tháng là đáo hạn. (Có bảng kê chi tiết đi kèm). Trong khi từ năm 2010, công ty Đức Hạnh trên thực tế không hề nhận được
tiền giải ngân từ ngân hàng nhưng hàng tháng công ty Đức Hạnh vẫn trả lãi đầy đủ với số nợ cũ. Theo thống kê từ tài khoản thanh toán của công ty Đức Hạnh, số tiền lãi công ty Đức Hạnh đã trả cho ngân hàng riêng trong năm 2011 là: 6.997.385.436đ, (Thống kê trả lãi từ các BL 4162 đến BL 4175)
Ngoài ra, việc bà Hạnh không trả được số nợ đối với khoản vay của ngân hàng ở năm 2012 là do kinh doanh thua lỗ, việc thua lỗ này chính bà Hạnh cũng không mong muốn.
Từ những chứng cứ trên cho thấy về bản chất, việc công ty Đức Hạnh làm hồ sơ tái cấp tín dụng năm 2011 và ký các khế ước nhận nợ năm 2010, 2011 nhằm để đáo hạn các khế ước nhận nợ cũ, trên thực tế, công ty Đức Hạnh không hề nhận
tiền từ việc giải ngân khác khế ước năm 2011. Tuy nhiên, công ty Đức Hạnh chưa bao giờ có ý thức chiếm đoạt cũng như có hành vi chiếm đoạt số tiền vay từ những năm trước của ngân hàng, sao kê tài khoản cho thấy công ty Đức Hạnh vẫn luôn thực hiện nghĩa vụ trả lãi cho ngân hàng kể cả trong năm 2010, 2011.
Chính vì vậy, có thể kết luận việc vay nợ giữa công ty Đức Hạnh và ngân hàng thuần tuý là giao dịch dân sự. Bà Hạnh luôn thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho đến khi mất khả năng thanh toán, bà Hạnh không có ý định chiếm đoạt tài sản của ngân hàng cũng như không hề có hành vi chiếm đoạt số tiền vay 40 tỷ đồng theo các khế ước nhận nợ cuối năm 2011 như Cáo trạng mô tả.

Thứ hai, các chứng cứ trong Hồ sơ vụ án đều thể hiện số tiêu bà Hạnh dùng làm tài sản bảo đảm để ký các hợp đồng tín dụng là số tiêu từ năm 2007, có năm bổ sung thêm theo yêu cầu của ngân hàng. Phía ngân hàng cũng nắm rõ được nội dung này và chấp nhận tiêu chưa đủ số lượng, chất lượng nhưng vẫn ký hợp đồng tín dụng nhằm mục đích phát triển hoạt động cho vay đối với các khách hàng kinh doanh Hồ tiêu. Chính vì vậy, không thể quy buộc bị cáo Hạnh dùng thủ đoạn gian dối (kê khai về số lượng, chất lượng hồ tiêu không đúng thực tế), lừa gạt ngân hàng
nhằm mục đích chiếm đoạt số tiền vay theo Hợp đồng tín dụng năm 2011 được. Các bằng chứng cụ thể như sau:

– Một là, theo Kết luận điều tra số 84/KLĐT-PC46 của Công an Tỉnh Bình Dương, trang 5 kết luận thì “khối lượng tiêu cầm cố cho Techcombank BD vào thời điểm tháng 12/2011 để vay 40 tỷ đồng là khối lượng tiêu phế phẩm cũ mà Công ty Đức Hạnh đã cầm cố trước đây”. Tại BL 349 Lời khai của Trần Việt Dũng (trưởng phòng giao dịch Sóng Thần 12/2011-04/2012): “Việc giải chấp hàng hóa và thế chấp vay thực tế không có diễn ra mà chỉ làm trên hồ sơ, giấy tờ”. Cũng theo Lời khai của Thái Hữu Duẩn (chuyên viên tín dụng giải quyết hồ sơ vay Công ty Đức Hạnh từ 4/2010 đến 10/2012) (BL 362) thì “Việc giải chấp hàng hóa chỉ thực hiện trên hồ sơ, giấy tờ thực tế hàng hóa là hàng hóa cũ mà đã cầm cố từ những năm về trước”. Như vậy, kết luận điều tra cũng đã xác định rõ số tiêu cầm cố theo hồ sơ năm 2011 là số tiêu đã cầm cố của những năm trước, từ lời khai của các cán bộ ngân hàng cũng cho thấy ngân hàng hoàn toàn nắm được nội dung này.

– Hai là, Tại các BL 509, BL 539, BL 570, BL 696, BL 656, BL 657 là các Biên bản kiểm tra, định giá tài sản bảo đảm các ngày 20/12/2011, 22/12/2011, 26/12/2011, 30/12/2011, 5/1/2012 được tiến hành giữa 2 bên, 1 bên là ngân hàng
Techcombank, 1 bên là công ty TM Đức Hạnh, trong các Biên bản này, bên A (ngân hàng) đã xác định là tiến hành kiểm đếm thực tế đủ số lượng hàng hoá cầm cố. Về hiện trạng hàng hoá cũng được xác định là hàng đóng gói trong bao, trọng lượng bình quân là 50kg/bao, có bảo vệ công ty AMCs canh giữ. Mặt khác, theo bà Lê Thị Hạnh khai “Về chất lượng hàng hóa thì thực tế các cán bộ ngân hàng đều biết rõ vì hàng tháng, họ đều có đi kiểm tra thực tế ở kho” (BL 310, 314)
Như vậy, lô hàng cầm cố của công ty Đức Hạnh luôn được xác định kiểm tra trước khi tiến hành ký các khế ước nhận nợ, bảo vệ của phía ngân hàng luôn canh giữ. Thực tế, số lượng tiêu cầm cố không đủ số lượng và chất lượng. Chính vì vậy, hoàn toàn có thể thấy rằng ngân hàng biết rõ việc số tiêu bà Hạnh cầm cố không đủ chất lượng và số lượng nhưng vẫn xác nhận để hoàn tất thủ tục giải ngân.

– Ba là, ở mỗi hợp đồng tín dụng, ngân hàng đều phải lập báo cáo thẩm định. Báo cáo thẩm định của hợp đồng tín dụng năm 2011 thể hiện tại BL 480 – BL 489. Theo đó, Báo cáo tài chính của công ty Đức Hạnh không được kiểm toán, phía ngân hàng phân tích về tình hình tài chính của công ty Đức Hạnh bao gồm khả năng sinh lời, mức độ tăng trưởng, khả năng thanh toán, chỉ số đòn bẩy và các phân tích khác để từ đó xét duyệt cho công ty Đức Hạnh tái cấp hợp đồng tín dụng năm 2011.
Từ tất cả các quy trình nghiêm ngặt trong thủ tục cấp hạn mức tín dụng, ký kết khế ước nhận nợ, bảo quản tài sản đảm bảo cho thấy không thể có việc phía ngân hàng không biết về tình trạng lô hàng hồ tiêu công ty Đức Hạnh thế chấp cũng như báo cáo tài chính của công ty Đức Hạnh chưa được kiểm toán. Tuy nhiên, phía ngân hàng vẫn tái cấp Hợp đồng tín dụng vào năm 2011 để nhằm mục đích dùng số tiền giải ngân mới để tất toán số khế ước cũ. Theo quy định tại Bộ luật hình sự 1999:
Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản 
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm Về mặt khách quan, hành vi khách quan của Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi dùng thủ đoạn gian dối (đưa ra thông tin sai sự thật để lừa gạt người bị hại) và chiếm đoạt tài sản. Ở vụ án này, việc hồ tiêu không đủ số lượng và chất lượng đã được ngân hàng biết rõ, do vậy, không thể coi rằng bà Hạnh đã dùng thủ đoạn gian dối để lừa gạt ngân hàng nhằm chiếm đoạt tài sản. Mặt khác, từ những bằng chứng hết sức rõ ràng tại tài khoản giải ngân và tài khoản thanh toán của công ty Đức Hạnh cho thấy bà Hạnh không hề có hành vi chiếm đoạt tài sản của ngân hành từ việc ký 06 khế ước nhận nợ cuối cùng, Toàn bộ số tiền được giải ngân từ những khế ước đó đều được dùng để trả ngân hàng.
Từ những phân tích trên cho thấy không có căn cứ để kết luận hành vi của bà Lê Thị Hạnh cấu thành tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Một lần nữa kính mong HĐXX cân nhắc các tình tiết của vụ án để đưa ra phán quyết đúng đắn, khách quan, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ Tôi, bị cáo Lê Thị Hạnh.

Tư vấn đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà trước thời hạn
Tư vấn đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà trước thời hạn. Hợp đồng thuê nhà có phải công chứng không?


Tóm tắt câu hỏi:

Xin chào luật sư ạ. Xin luật sư tv cho em ạ. Cách đây 3 tháng em có thuê 1 kiôt để buôn bán ở khu chung cư, có hợp đồng với chủ nhà là 1 năm từ 25/11/2017 đến 25/11/2018. Vậy mà cách đây mấy hôm chủ nhà điện thoại kiu thu xếp để lấy lại nhà, trọng khi em buôn bán đâu nói muốn lấy là lấy vậy thì ảnh hưởng đến cuộc sống của cả gia đình em. Vậy xin luật sư cho em bíết nếu chủ nhà đòi nhà như vậy nhưng gia đình em không đồng ý thì chủ nhà có phải bồi thường hợp đồng không & gia đình em sẻ phải ntn đê vẩn ở được nhà vì trên hợp đồng con hạn ạ. Xin luật sư tư vấn cho e biết để gia đình em yên tâm ạ . E xin chân thành cảm ơn

Luật sư tư vấn:

1. Căn cứ pháp lý

– Luật nhà ở 2014

2. Giải quyết vấn đề

Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, còn bên thuê phải trả tiền thuê.

Hợp đồng là sự thỏa thuận dựa trên ý chí tự nguyện của hai bên, nếu bên anh muốn chấm dứt hợp đồng cho thuê thì phải đảm bảo quyền lợi cho bên thuê, tuân theo điều khoản trong hợp đồng đã quy định. Nếu trong hợp đồng thuê có quy định điều khoản về vấn đề đơn phương chấm dứt hợp đồng thì anh phải tuân theo điều khoản đó.

Căn cứ theo Điều 132 Luật nhà ở 2014 quy định về trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở của bên cho thuê:

“Điều 132. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở

1. Trong thời hạn thuê nhà ở theo thỏa thuận trong hợp đồng, bên cho thuê không được đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà và thu hồi nhà ở đang cho thuê, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Bên cho thuê nhà ở có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà và thu hồi nhà ở đang cho thuê khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Bên cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, nhà ở xã hội cho thuê không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng, không đúng điều kiện theo quy định của Luật này;

b) Bên thuê không trả tiền thuê nhà ở theo thỏa thuận từ 03 tháng trở lên mà không có lý do chính đáng;

c) Bên thuê sử dụng nhà ở không đúng mục đích như đã thỏa thuận trong hợp đồng;

d) Bên thuê tự ý đục phá, cơi nới, cải tạo, phá dỡ nhà ở đang thuê;

đ) Bên thuê chuyển đổi, cho mượn, cho thuê lại nhà ở đang thuê mà không có sự đồng ý của bên cho thuê;

e) Bên thuê làm mất trật tự, vệ sinh môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt của những người xung quanh đã được bên cho thuê nhà ở hoặc tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc lập biên bản đến lần thứ ba mà vẫn không khắc phục;

g) Thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 129 của Luật này.”

Như bạn trình bày, thời hạn hợp đồng thuê nhà của bạn và bên chủ nhà là 1 năm nhưng khi bạn sử dụng được 3 tháng, chủ nhà có nội dung đề nghị không cho bạn tiếp tục thuê nhà nữa mà không đưa ra được lý do hợp lý và không chỉ ra được lỗi là do bên phía bạn. Chủ nhà sẽ có trách nhiệm phải bồi thường hợp đồng về trường hợp chấm dứt hợp đồng thuê trước thời hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng. Trường hợp trong hợp đồng không có thỏa thuận, bên cho thuê sẽ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại căn cứ dựa trên những thiệt hại mà bạn có thể chứng minh được.

Hỏi về lãi suất cho vay cấu thành tội cho vay nặng lãi?
Hỏi về lãi suất cho vay cấu thành tội cho vay nặng lãi? Mức tiền lãi khi vay tín chấp có cao hơn lãi suất quy định không?


Tóm tắt câu hỏi:

Xin chào đoàn Luật sư: Cách đây 3 năm tôi có váy tín chấp ngân hàng với số tiền 170 triệu. Và mỗi tháng tôi phải trả 4 triệu 300 nghìn tiền lãi và tiền gốc trên dư nợ giảm dần. Chi vị phải trả trong 60 tháng. Vậy tôi phải trả ngân hàng tiền lãi 90 triệu/170 triệu. Vậy tôi có phải chịu lãi suất vượt quá quy định của pháp luật do ngân hàng đặt ra hay không?

Luật sư tư vấn:

 

1. Căn cứ pháp lý

– Bộ luật dân sự 2005

-Luật các tổ chức tín dụng 2010

– Quyết định 2868/QĐ-NHNN

2. Giải quyết vấn đề

Căn cứ theo quy định tại Điều 476 Bộ luật dân sự 2005 quy định về lãi suất:

“Điều 476. Lãi suất

1. Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng.

2. Trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.”

Theo Quyết định 2868/QĐ-NHNN 29/11/2010 của Ngân hàng Nhà nước, kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2010, lãi suất cơ bản là 9%/ năm.

Như vậy, lãi suất do các bên thỏa thuận sẽ không được vượt quá: 9% x 150% = 13,5%/ năm

Lãi suất cho vay tối đa trung bình một tháng sẽ là: 13,5 :12 = 1,125%/tháng

Như bạn trình bày, cách đây 3 năm bạn có vay tín chấp ngân hàng với số tiền 170 triệu. Và mỗi tháng bạn phải trả 4 triệu 300 nghìn tiền lãi và tiền gốc trên dư nợ giảm dần, phải trả trong 60 tháng. Tổng số tiền phải trả ngân hàng tiền lãi 90 triệu/170 triệu.

Mức lãi suất hàng tháng bạn phải thanh toán cho ngân hàng là:

(4.300.000 : 170.000.000) x 100 = 2.53%

Lãi suất vay của bạn hiện gấp lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định là:

2.53%: 1,125%  = 2.25 (lần)

Như vậy, tại thời điểm vay, ngân hàng đã áp dụng tính mức lãi suất quá cao so với quy định của nhà nước

Theo quy định tại Điều 91 Luật các tổ chức tín dụng 2010 quy định về lãi suất cho vay như sau:

“Điều 91. Lãi suất, phí trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng

1. Tổ chức tín dụng được quyền ấn định và phải niêm yết công khai mức lãi suất huy động vốn, mức phí cung ứng dịch vụ trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.

2. Tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.

3. Trong trường hợp hoạt động ngân hàng có diễn biến bất thường, để bảo đảm an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước có quyền quy định cơ chế xác định phí, lãi suất trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.”

Tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp khách hàng không trả được nợ đến hạn, nếu các bên không có thỏa thuận khác thì tổ chức tín dụng có quyền xử lý nợ, tài sản bảo đảm tiền vay theo hợp đồng cấp tín dụng, hợp đồng bảo đảm và quy định của pháp luật. Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, mua bán nợ của tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Trách nhiệm bồi thường khi bị va chạm giao thông
Trách nhiệm bồi thường khi bị va chạm giao thông. Quy định về giám định thương tích như thế nào theo quy định pháp luật hiện hành.


Tóm tắt câu hỏi:

Khi trên đường đi làm về tôi bị 1 xe máy say rượu chạy ngược chiều đụng tôi, tôi bị gãy tay (gãy đầu dưới xương quay về 2 ngón tay trên xương bàn). Xin cho tôi hỏi nếu vậy khi đi giám định tôi sẽ bị thương tích bao nhiêu phần trăm và được bồi thường như thế nào? Cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

1. Căn cứ pháp lý:

Thông tư liên tịch 28/2013/TTLT – BYT – BLĐTBXH ngày 27 tháng 09 năm 2013

Bộ luật dân sự năm 2015.

Nghị quyết 03/2006/NQ – HĐTP

2. Nội dung tư vấn:

Dựa trên thông tin bạn cung cấp thì bạn bị tổn hại về sức khỏe do va chạm với một chiếc xe máy chạy ngược chiều. Để xác định mức độ tổn thương của cơ thể và việc bồi thường cho bạn thì cần xem xét các phương diện sau:

Thứ nhất, về việc xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể/ thương tích của bạn khi đi giám định sau tai nạn.

Theo thông tin, bạn đi làm về, va chạm với một chiếc xe máy chạy ngược chiều và bạn đã bị gãy tay với việc gãy đầu dưới xương và hai ngón tay trên xương bàn. Trong trường hợp của bạn, việc xác định phần trăm thương tích được thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch 28/2013/TTLT – BYT – BLĐTBXH quy định mới về tiêu chuẩn thương tật và tiêu chuẩn bệnh tật. Trong đó về nguyên tắc và phương pháp xác định tỷ lệ thương tật/tổn hại cơ thể theo quy định tại Điều 2, Điều 3 Thông tư liên tịch 28/2013/TTLT – BYT – BLĐTBXH được xác định như sau:

“Điều 2. Nguyên tắc xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể

1. Tổng tỷ lệ phần trăm (%) TTCT của một người không được vượt quá 100%.

2. Mỗi tổn thương cơ thể chỉ được tính tỷ lệ % tổn thương cơ thể một lần.

3. Nếu nhiều TTCT là triệu chứng thuộc một hội chứng hoặc thuộc một bệnh đã được nêu trong Bảng tỷ lệ quy định tại Điều 1 Thông tư này thì tỷ lệ % TTCT được xác định theo hội chứng hoặc theo bệnh đó.

4. Nếu cơ thể được xác định có 01 (một) tổn thương thì tỷ lệ % TTCT là giới hạn cao nhất của tỷ lệ % tổn thương cơ thể đó.

5. Khi tổng hợp tỷ lệ % TTCT, chỉ được lấy giới hạn trên của tỷ lệ % TTCT cao nhất một lần, từ TTCT thứ hai trở đi, lấy giới hạn dưới của tỷ lệ % TTCT để tính, theo trình tự từ tỷ lệ % TTCT cao nhất đến tỷ lệ % TTCT thấp nhất.

6. Tỷ lệ % TTCT là số nguyên. Khi tính tỷ lệ % TTCT chỉ lấy hàng thập phân đến một chữ số. Nếu chữ số hàng thập phân lớn hơn hoặc bằng 5 thì làm tròn số thành 01 đơn vị.

Điều 3. Phương pháp xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể

1. Việc xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể được tính theo công thức sau:

Tổng tỷ lệ % TTCT = T1 + T2 + T3 +…+ Tn

Trong đó:

T1: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứ nhất; T1 được xác định là tỷ lệ % TTCT cao nhất trong các TTCT.

T2: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứ hai; T2 = (100 – T1) x giới hạn dưới của TTCT thứ 2/100%.

T3: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứ ba; T3 = (100-T1-T2) x giới hạn dưới của TTCT thứ 3/100%.

Tn: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứ n, Tn= {100-T1-T2-T3-…-T(n-1)} x giới hạn dưới của TTCT thứ n/100%.

…”

Trong trường hợp của bạn, bạn bị gãy tay (gãy đầu dưới xương quay về gãy hai ngón tay trên xương bàn). Nhưng bạn không nói rõ, bạn bị gãy tay nhưng tình trạng của gãy đầu dưới xương như thế nào, và đây là trường hợp gãy đầu dưới xương cánh tay một bên hay gãy đầu dưới xương quay (kiểu Pouteau – Colless), và gãy ngón tay nào, gãy như thế nào. Trường hợp này, do thông tin không nêu rõ nên bạn cần căn cứ theo quy định tại Bảng 8. Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương hệ Cơ – Xương – Khớp của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 28/2013/TTLT – BYT – BLĐTBXH để xác định về tỷ lệ thương tích theo đặc điểm vết thương cụ thể:

  •  Xem xét về thương tích bạn bị gãy tay với đặc điểm gãy đầu dưới xương:

– Nếu bạn bị gãy đầu dưới xương cánh tay một bên thì nhưng với đặc điểm là gãy trên lồi cầu hoặc gãy giữa hai lồi cầu, hạn chế gấp, duỗi khớp khuỷu thì tỷ lệ thương tật của bạn đối với thương tích này được xác định từ 21% đến 25% theo quy định ở mục 1.8 Bảng 8 ban hành kèm theo Thông tư 28/2013/TT – BLĐTBXH.

Nếu bạn bị gãy đầu dưới xương cánh tay một bên với đặc điểm gãy trên lồi cầu hoặc gãy giữa hai lồi cầu, hạn chế gấp, duỗi khớp khuỷu nhưng can liền xấu, di lệch dẫn đến hậu quả cứng, hàn khớp khuỷu thì tỷ lệ thương tật được xác định như tỷ lệ tổn thương khớp khuỷu.

– Nếu bạn bị gãy đầu dưới cả hai xương cẳng tay sát cổ tay thì tỷ lệ thương tật được xác định như sau:

Trường hợp bạn bị gẫy đầu dưới cả hai xương cẳng tay sát cổ tay nhưng làm hạn chế chức năng khớp cổ tay ít và vừa (từ 1 đến 2/5 động tác cổ tay) thì tỷ lệ giám định thương tật được xác định từ 11% đến 15%; nếu làm hạn chế chức năng khớp cổ tay nhiều (trên 03 động tác cổ tay) thì tỷ lệ thương tật từ 21% đến 25%; nếu làm cứng khớp cổ tay tư thế cơ năng (0%) thì tỷ lệ thương tật từ 21% – 25%; nếu cứng khớp cổ tay tư thế gấp hoặc ngửa tối đa thì tỷ lệ thương tật được xác định từ 31% đến 35%; nếu làm cứng khớp cổ tay tư thế còn lại thì tỷ lệ thương tật được xác định từ 26% – 30%.

– Nếu bạn bị gãy đầu dưới xương quay (kiểu Pouteau – Colles) thì tỷ lệ thương tật được xác định như sau:

Trường hợp bị gẫy đầu dưới xương quay mà kết quả điều trị tốt, di chứng không đáng kể, thì tỷ lệ thương tật được xác định trong khoảng từ 6% đến 10%. Trường hợp gãy đầu dưới xương quay mà hạn chế vận động cẳng tay, cổ tay thì tỷ lệ thương tật được xác định từ 11% đến 15% theo quy định tại tiểu mục 2.8 Bảng 8 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 28/2013/TTLT – BYT – BLĐTBXH.

  • Về tổn thương của hai ngón tay trên xương bàn: Trong trường hợp này bạn không nói rõ, tổn thương của hai ngón tay là gãy xương một đốt ngón tay hay gãy xương bàn tay, có bị mất ngón tay hay không. Do bạn không nói rõ thông tin về việc gãy đầu dưới xương quay về hai ngón tay trên xương bàn nên rất khó để xác định tỷ lệ thương tật của người này.

Như vậy, do trong thông tin bạn không nêu rõ thương tích, vết thương của mình do tai nạn như thế nào nên bạn cần căn cứ vào hoàn cảnh thực tế của mình, đối chiếu với phần Phụ lục và cách xác định tỷ lệ thương tật được quy định tại Điều 2, Điều 3 Thông tư liên tịch 28/2013/TTLT – BYT – BLĐTBXH để có sự xác định cụ thể. Tuy nhiên, để xác định chính xác mức độ tổn thương cơ thể do tai nạn giao thông gây ra bạn cần phải đến một tổ chức giám định tư pháp, tổ chức chuyên môn về việc giám định có thẩm quyền.

Thứ hai, về việc bồi thường đối với những tổn hại sức khỏe của bạn do va chạm giao thông với người đi xe máy kia.

Về vấn đề bồi thường thiệt hại, căn cứ theo quy định tại Điều 584 Bộ luật dân sự năm 2015 thì người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc các bên có quy định khác.

Về nguyên tắc bồi thường thiệt hại thì tại Điều 585 Bộ luật dân sự năm 2015 cũng có quy định:

“Điều 585. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.”

Xem xét trong trường hợp của bạn, người đi xe máy trong tình trạng say rượu, lại chạy ngược chiều đường nên đã gây ra thiệt hại về sức khỏe của bạn. Mặc dù trong thông tin không nêu rõ bạn có hành vi vi phạm quy định nào về an toàn giao thông đường bộ hay không, có lỗi trong việc gây ra việc va chạm giao thông này hay không, tuy nhiên, có thể thấy khi điều khiển xe trong tình trạng say rượu, lại chạy xe đi vào đường ngược chiều, người điều khiển xe máy này đã vi phạm quy định tại điểm i Khoản 4, Khoản 6, điểm c Khoản 8 Điều 6 Nghị định 46/2014/NĐ- CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Hành vi của người đi xe máy này đã dẫn đến việc va chạm với xe của bạn, gây ra việc gãy tay của bạn, nên người đi xe máy này được xác định là có lỗi trong việc gây ra thiệt hại về sức khỏe cho bạn. Người đi xe máy sẽ phải có trách nhiệm bồi thường cho bạn.

Căn cứ theo quy định tại Điều 584, Điều 585 Bộ luật dân sự năm 2015, do thông tin không nói rõ, bạn có hành vi vi phạm nào không, có phần lỗi nào trong việc gây ra tai nạn không, nên khi trách nhiệm bồi thường của các bên được xác định như sau:

– Nếu bạn không có lỗi trong việc gây ra vụ việc va chạm này, thể hiện ở việc bạn đi đúng làn đường, đúng phần đường, có đầy đủ giấy tờ, và không có bất kỳ hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông nào thì trường hợp này, người đi xe máy – người có lỗi trong việc gây ra tai nạn giao thông gây tổn hại cho sức khỏe của bạn sẽ phải có trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại.

– Nếu bạn có một phần lỗi trong việc gây ra vụ việc va chạm này, thể hiện ở việc bạn có một trong các hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông thì trong trường hợp này, cả bạn và người đi xe máy đều có trách nhiệm trong việc bồi thường thiệt hại trong phạm vi mức độ lỗi do mình gây ra.

Căn cứ theo quy định tại Điều 585 Bộ luật dân sự năm 2015, thì bạn và người đi xe máy có thể tự thỏa thuận về mức độ bồi thường, phương thức bồi thường. Trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ thực hiện việc xác định việc bồi thường sự theo sự quy định của pháp luật. Theo đó:

Về căn cứ xác định thiệt hại khi sức khỏe bị xâm phạm, tại Điều 590 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định: Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

– Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại. Chi phí này theo quy định tại tiểu mục 1.1, mục 1 Phần II Nghị quyết 03/2006/NQ – HĐTP sẽ bao gồm các khoản tiền như: tiền thuê phương tiện đưa người bị hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế, tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, tiền thuốc, tiền viện phí, tiền siêu âm, xét nghiệm, chi phí chiếu, chụp X – quang… theo chỉ định của bác sĩ…

– Thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

– Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

Trong đó, theo quy định tại tiểu mục 1.3, mục 1 Phần II Nghị quyết 03/2006/NQ- HĐTP thì chi phí hợp lý cho người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị bao gồm: tiền tàu, xe đi lại, tiền thuê nhà trọ theo giá trung bình ở địa phương. Còn thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại được xác định dựa trên việc người chăm sóc người bị thiệt hại có việc làm, có phát sinh thu nhập hay không, và việc phải nghỉ việc để chăm sóc người bị thiệt hại có ảnh hưởng đến thu nhập thực tế bị mất của người này hay không.

– Các thiệt hại khác.

– Ngoài ra, người gây ra thiệt hại còn phải bồi thường cho người bị thiệt hại một khoản tiền khác để bù đắp tổn  thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá 50 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Trường hợp, việc va chạm giao thông không chỉ gây thiệt hại cho sức khỏe bị xâm phạm mà còn gây thiệt hại về tài sản của bạn, bạn vẫn có quyền yêu cầu bồi thường về tài sản bị thiệt hại. Trong đó, thiệt hại do tài sản bị xâm phạm được xác định như sau:

“Điều 589. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm

Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:

1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.

2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.

3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

4. Thiệt hại khác do luật quy định.”

Như vậy, dựa trên những thông tin bạn cung cấp, không nói rõ, bạn có lỗi trong việc gây ra vụ việc va chạm hay không, do vậy bạn cần căn cứ vào tình hình thực tế, kết luận điều tra của cơ quan công an để xác định cụ thể về mức bồi thường, trách nhiệm bồi thường. Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì bạn có thể tố cáo người này lên cơ quan công an về hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng hoặc khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm.

Hỏi về người gây tai nạn giao thông chịu trách nhiệm như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:

Chào luật sự cho em hỏi người thân của em dang lưu thông xe gắn máy trên cầu bị bụi bay vào mất nên dừng xe sát lan can cầu để lấy bụi ra. Có anh nọ chạy xe trong tình trạng say rượu đâm vào người thân em sau dó bị té ối máu, sau đó trên đường cấp cứu thì chết. Cho em hỏi tình huống như trên người thân em có lỗi không nếu có lỗi phạt như thế nào? Em cám ơn.
Luật sư tư vấn:

Căn cứ tại  Khoản 3 Điều 18 Luật giao thông đường bộ 2008 thì người điều khiển xe, đỗ xe trên đường bộ phải thực hiện quy định sau đây:

a) Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết;

  1. b) Cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy; trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình;
  2. c) Trường hợp trên đường đã xây dựng nơi dừng xe, đỗ xe hoặc quy định các điểm dừng xe, đỗ xe thì phải dừng, đỗ xe tại các vị trí đó;
  3. d) Sau khi đỗ xe, chỉ được rời khỏi xe khi đã thực hiện các biện pháp an toàn; nếu xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết;

đ) Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn;

  1. e) Khi dừng xe, không được tắt máy và không được rời khỏi vị trí lái;
  2. g) Xe đỗ trên đoạn đường dốc phải được chèn bánh.”

Trong tình huống trên, bạn chưa nêu đủ hết thông tin nên chưa thể kết luận là người thân của bạn có lỗi khi dừng đỗ xe hay không.

Nếu người thân của bạn dừng đỗ xe không đúng quy định thì có thể bị xử phạt hành chính từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng hoặc từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng theo khoản 1, khoản 2 Nghị định số 171/2013/NĐ-CP

 

  • Lỗi của người gây ta nạn cho người thân của bạn:

Theo Luật Giao thông đường bộ năm 2008 thì điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định là một trong những hành vi bị cấm. Mức nồng độ cồn tối đa được quy định tại khoản 8 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ là 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở.

Hành vi của người gây tai nạn là uống rượu bia say xỉn và làm chết 1 người vậy có thể bị truy tố theo BLHS 2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS 2015:

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

  1. a) Làm chết người;
  2. b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
  3. c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
  4. d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
  5. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
  6. a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;
  7. b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;
  8. c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
  9. d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

đ) Làm chết 02 người;

  1. e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
  2. g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
  3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
  4. a) Làm chết 03 người trở lên;
  5. b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
  6. c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
  7. Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
  8. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

 

Truy nhiên, trong tình huống trên, các thông tin bạn đưa ra vẫn còn chưa thực sự đầy đủ, bạn có thể trực tiếp đến văn phòng để được đội ngũ luật sư tư vấn tốt nhất.

Trân trọng!

 

Cho vay tiền người nợ bỏ trốn giờ phải làm sao?
Tóm tắt câu hỏi:

Cháu chào luật sư
Cháu có cho vay theo hợp đồng giấy tờ là 200 triệu với lãi xuất là 2,5%, và cho mượn không lãi suất là: 40 triệu. Trong điều khoản hợp đồng là khi bên Cháu muốn lấy tiền gốc thì Thoòng báo cho bên vay trước 15 ngày. Cháu đã báo trước hai tháng. Trong hai tháng bên vay cứ hẹn lần hẹn lựa. Khi cháu lên nhà thì họ bỏ trốn mất. Giờ cháu phải làm sao và thủ tục như thế nào?
Mong luật sư tư vấn giúp cháu. Cháu cám ơn ạ.

Luật sư tư vấn:

  • Quy định của pháp luật về nghĩa vụ trả nợ:      

            Khi hai bên đã có hợp đồng vay tài sản thì hợp đồng vay tài sản đó là là sự thỏa thuận của các bên, bên vay giao tài sản cho bên cho vay và khi đến thời hạn trả nợ thì bên vay có nghĩa vụ hoàn trả cho bên vay đúng số tiền đã nhận cùng với lãi suất (nếu có) (Điều 463 BLDS 2015)

Căn cứ theo Điều 466 BLDS 2015 về nghĩa vụ trả nợ của bên vay thì Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Trong Điều khoản hợp đồng có quy định là khi bên cho vay muốn lấy lại tiền gốc thì phải thông báo cho bên vay trước 15 ngày. Bên cho vay thực hiện theo đúng hợp đồng đã ký kết với bên vay và đã thông báo trước 2 tháng. Khi bên cho vay đến để đòi lại khoản vay thì bên vay đã trốn mất.

Đối với hành vi trốn nợ không trả nêu trên thì có dấu hiệu về tội lạm dụng tính nhiệm chiếm đoạt tài sản

  • Đây là trường hợp đặt ra khi người trốn nợ vay tiền của bên cho vay bằng hình thức hợp đồng sau đó cố tình bỏ trốn để không trả nợ. Tức là sau khi vay tiền của bên cho vay, bên vay tiền có các hành vi Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản; đến thời hạn trả nợ mặc dù có khả năng, điều kiện để trả nhưng cố tình không trả; sử dụng số tiền vay được vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không thể trả nợ.

Tại khoản Điều 175 Luật sửa đổi Bộ luật hình sự 2017 thì mức phạt đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định:

“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

  1. a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
  2. b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
  3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
  4. a) Có tổ chức;
  5. b) Có tính chất chuyên nghiệp;
  6. c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
  7. d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

  1. e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  2. g) Tái phạm nguy hiểm.
  3. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.
  4. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.
  5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”.
  • Xử lý hành vi vay nợ rồi bỏ trốn:

+ Cụ thể trong trường hợp của bạn khi người vay đã có hành vi bỏ trốn thì để bảo vệ quyền và lợi ích của mình, bạn có thể tố giác hành vi này để cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết. Việc tố giác, báo tin về tội phạm lừa đảo hay lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, việc tố giác, báo tin có thể thực hiện bằng lời hoặc bằng văn bản đều được.

+ Trong trường hợp con nợ bỏ trốn để trốn nợ, bên cho vay có thể tố giác, trình báo, hoặc kiến nghị khởi tố tới Cơ quan công an, kèm theo các bằng chứng, chứng cứ để được yêu cầu giải quyết, bảo vệ quyền và lợi ích hợp chính đáng của mình.

Tuy nhiên các thông tin bạn đưa ra vẫn còn chưa thực sự đầy đủ, bạn có thể trực tiếp đến văn phòng để được đội ngũ luật sư tư vấn tốt nhất.

Trân trọng!

 

 

Bài bào chữa 5
Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa.

Bài bào chữa 4
Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa.

Bài bào chữa 3
Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa.

Bài bào chữa 2
Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa.

Bài bào chữa 1
Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa.

ĐƠN KIẾN NGHỊ KHẨN CẤP – HOA HẬU PHƯ...
...

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
HÃNG LUẬT HƯNG YÊN
Số:…../2017/CV

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN KIẾN NGHỊ KHẨN CẤP
(V/v. Người tiến hành tố tụng có dấu hiệu xử lý vật chứng vi phạm tố tụng, cần phải trả lại cho bị can để phù hợp với quy định tố tụng)

Kính gửi: –   VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TP. HỒ CHÍ MINH;

–   THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN ĐIỀU TRA CÔNG AN TP. HỒ CHÍ MINH.

Kính thưa các quý vị Lãnh đạo,

Tôi là luật sư Nguyễn Văn Quynh thành viên Hãng Luật Hưng Yên – Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội.

Trụ sở: Nhà số 06 ngõ 19 đường Giải Phóng, phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng – Hà Nội.

Địa chỉ liên lạc: Hãng Luật Hưng Yên, Lầu 06, phòng 606 Tháp B, Tòa nhà Indochina Park Tower, số 04 Nguyễn Đình Chiểu, phường Đa Kao, quận 1, Tp. HCM. Điện thoại: 0868109102 – 0948222265 – Email: Hangluathungyen@gmail.com

Là người bào chữa cho bị can Nguyễn Đức Thuỳ Dung – người bị Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ra Cáo trạng truy tố về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo khoản 04, Điều 139 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009.

Trước tiên, tôi xin trân trọng gửi lời chúc sức khoẻ tới các Quý vị Lãnh đạo, lời cảm ơn chân thành, sâu sắc tới các Quý vị Lãnh đạo đã quan tâm xem xét đến kiến nghị của tôi cũng như nội dung vụ án, đồng thời để kiểm tra, giám sát, chỉ đạo giải quyết, yêu cầu các Cơ quan liên quan phải tôn trọng sự thật khách quan, tuân thủ đúng quy định của pháp luật về trình tự thủ tục, thẩm quyền, đối với nội dung kêu oan của các bị cáo nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng, bị can, bị cáo, tránh gây phiền hà dẫn tới oan, sai.

Thưa Quý vị Lãnh đạo,

Trong quá trình nghiên cứu hồ sơ, chúng tôi phát hiện có hành vi vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng về xử lý vật chứng của Người tiến hành tố tụng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền và lợi ích hợp pháp của cô Nguyễn Đức Thùy Dung:

Theo hồ sơ bút lục thể hiện, sau khi đã thu giữ số tiền 2,5 tỷ đồng từ tài khoản ngân hàng của Nguyễn Đức Thùy Dung tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Gia Định vào tài khoản của Cơ quan điều tra tại Kho bạc Nhà nước Quận 10, ngày 19 tháng 11 năm 2015, Cơ quan điều tra đã ban hành Quyết định xử lý vật chứng số 13-16 , trả lại 2.508.750.000 đồng cho chủ sở hữu là ông Cao Toàn Mỹ (BL 1056, 1057). Sau đó, ngày 24/11/2015, Điều tra viên Nguyễn Thanh Tùng đã đến Kho bạc nhà nước Quận 10 rút tiền mặt (BL 1060) và giao trả cho ông Cao Toàn Mỹ vào cùng ngày. Đáng lưu ý là toàn bộ các việc làm này của Cơ quan điều tra đều được thực hiện trong thời gian đang tiến hành điều tra.

Như vậy, hoàn toàn có căn cứ để xác định rằng Cơ quan điều tra đã tiến hành xử lý vật chứng trái pháp luật vì:

  1. Khoản 1 Điều 76 BLTTHS có quy định thời điểm mà Cơ quan điều tra được ra quyết định xử lý vật chứng là trả cho chủ sở hữu hoặc người quan lý hợp pháp là khi vụ án bị đình chỉ trong giai đoạn điều tra. Vậy mà trong thời gian điều tra, chưa có quyết định đình chỉ vụ án, Cơ quan điều tra đã ra quyết định xử lý vật chứng theo hướng trả lại tài sản, là 2,5 tỷ thu giữ được từ tài khoản ngân hàng của Nguyễn Đức Thùy Dung, cho ông Cao Toàn Mỹ. Điều này là hết sức bất thường và đặc biệt là không có căn cứ pháp luật về thời điểm.
  2. Thêm vào đó, việc xử lý tài sản theo quy định tại khoản 3 Điều 76 BLTTHS còn phải đáp ứng hai điều kiện là vật chứng phải được trả lại cho người chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp đối với vật chứng đó và việc trả lại vật chứng không gây ảnh hưởng tới quá trình điều tra. Cả hai điều kiện nêu trên đều không được đáp ứng. Điều này được thể hiện rất rõ trong hồ sơ vụ án:
  • Các biên bản hỏi cung bị can và biên bản tự khai của Nguyễn Đức Thùy Dung luôn có sự mâu thuẫn về nguồn gốc của số tiền này. Bên cạnh những biên bản với nội dung mong muốn khắc phục hậu quả thì vẫn còn một số biên bản với nội dung hoàn toàn trái ngược. Cụ thể, tại 2 bản tự khai ngày 19/3/2015 – BL 302, 13/10/2015 – BL 328 và biên bản hỏi cung bị can ngày 19/3/2015 – BL 302, Nguyễn Đức Thùy Dung cho rằng đây là số tiền riêng và không phải là số tiền chiếm đoạt của anh Mỹ. Rõ ràng, trong lời khai của Thùy Dung còn nhiều mâu thuẫn, tình tiết vụ án chưa được sáng tỏ.

 

  • Tuy nhiên trong vụ án này, CQĐT thu giữ và trả số tiền 2,5 tỷ cho ông Cao Toàn Mỹ để khắc phục hậu quả trong khi không xác định được nguồn gốc của số tiền trên. Cụ thể, Vụ án chưa kết thúc, chưa xác định ai là chủ nhân của số tiền 2,5 tỷ, căn cứ nào để cơ quan điều tra xác định 2 vấn đề: thứ nhất, Ông Mỹ là chủ nhân của số tiền 2,5 tỷ trong tài khoản BIDV của Thùy Dung và thứ hai, việc trả lại số tiền trên không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án? Đối với vấn đề thứ nhất, tại bản tường trình ngày 12/12/2016 (BL1703) của Trương Hồ Phương Nga khẳng định “Tôi (Nga) là người đang giữ và hưởng toàn bộ số tiền 16,5 tỷ đồng trong vụ án này. Nguyễn Đức Thùy Dung đã giao lại cho tôi toàn bộ số tiền Dung nhận được từ Cao Toàn Mỹ”. Phương Nga là người đang nắm giữ và thừa nhận việc nắm giữ toàn bộ số tiền trên. Số tiền 2,5 tỷ đồng trong tài khoản BIDV Nguyễn Đức Thùy Dung là số tiền cá nhân Thùy Dung có, cơ quan điều tra không có chứng cứ nào để chứng minh ông Mỹ là chủ nhân của số tiền này mà lại vội vàng ra quyết định xử lý vật chứng (BL 1057), đây là việc xử lý không có căn cứ pháp luật, khi vụ án về thẩm quyền chưa được đình chỉ điều tra theo khoản 01 điều 76 BLTTHS. Đối với vấn đề thứ hai, Cơ quan điều tra tiến hành trả số tiền 2,5 tỷ căn cứ vào việc cho rằng hành vi này không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án là hoàn toàn không có căn cứ. Vì, tòa tuyên bố trả hồ sơ điều tra bổ sung, hai bị can không bị kết tội và đã được tại ngoại. Các cơ quan tiến hành tố tụng không chứng minh được hành vi phạm tội của Trương Hồ Phương Nga và Nguyễn Đức Thùy Dung, mặc khác tôi có đầy đủ chứng cứ để chứng minh cho thân chủ của tôi là vô tội. Số tiền 16,5 tỷ đồng mà Phương Nga đang giữ hay số tiền 2,5 tỷ đồng trong tài khoản của Thùy Dung đều là tiền hợp pháp của họ. Cơ quan điều tra đã mặc định rằng Phương Nga và Thùy Dung có tội nên lấy số tiền phạm tội khắc phục hậu quả, hành vi làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc xử lý vụ án trái với nguyên tắc tại Điều 76 BLTTHS và này trái với nguyên tắc suy đoán vô tội của bộ luật này. Qua đó, khẳng định được sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng của cơ quan điều tra trong quá trình xử lý vụ án này.

Tóm lại, từ tất cả những chứng cứ, bút lục có trong hồ sơ vụ án và lập luận trên, tôi cho rằng việc tiến hành điều tra vụ án đã vi phạm quá nhiều thủ tục tố tụng với mức độ nghiêm trọng, gây ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả điều tra vụ án và xâm hại vô cùng nghiêm trọng quyền và lợi ích hợp pháp của các bị can, gây oan sai cho các bị can. Đây cũng là một trong những lý do chính khiến bị can có thái độ tiêu cực, không tin tưởng vào các cơ quan tiến hành tố tụng.

Mặt khác, dù Cơ quan điều tra đã không tuân thủ nghiêm các quy định về trình tự tố tụng nhưng Viện kiểm sát lại không có bất cứ động thái gì, không thực hành nghiệp vụ kiểm sát điều tra vụ án hình sự nhưng lại cùng Cơ quan điều tra dùng những chứng cứ được thu thập không đúng trình tự thủ tục để buộc tội các bị can là trái với nguyên tắc suy đoán vô tội.

Theo quy định tại thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT tại khoản 2 Điều 4 về Vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng thì phải trả hồ sơ vụ án để khắc phục những thiếu sót, vi phạm về thủ tục tố tụng. Tuy nhiên, trong vụ án này, những vi phạm tố tụng mà tôi đề cập nêu trên là không thể khắc phục được, bởi lẽ không thể thả bị can ra cho khởi tố lại, tống đạt lại, xong điều tra lại… do đó các vi phạm này đã xâm phạm quyền lợi của những người tham gia tố tụng, đặc biệt là quyền và lợi ích hợp pháp của bị can Phương Nga.

Trên đây là toàn bộ nội dung “Kiến nghị khẩn cấp” của tôi về vụ án, gửi tới Quý vị Lãnh đạo Nhà Nước và lãnh đạo các Cơ quan tư pháp trung ương để xem xét giải quyết, đồng thời giám sát, yêu cầu, chỉ đạo các cơ quan liên quan thực hiện, tuân thủ đúng theo trình tự pháp luật tố tụng, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của những người liên quan và các bị can trong vụ án.

      Xin chân thành cảm ơn và kính chào!

                                                                                                       KÍNH ĐƠN

LUẬN CỨ GIẾT NGƯỜI, CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH

ĐẶNG VĂN HIẾN
Tôi, Luật sư Nguyễn Văn Quynh
BỊ CÁO LÊ THỊ HẠNH – LỪA ĐẢO CHIẾM Đ...
Tôi, Luật sư Nguyễn Văn Quynh
Tư vấn đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê n...
Tư vấn đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê n...
Hỏi về lãi suất cho vay cấu thành tội cho ...
Hỏi về lãi suất cho vay cấu thành tội cho ...
Trách nhiệm bồi thường khi bị va chạm giao...
Trách nhiệm bồi thường khi bị va chạm giao...
Hỏi về người gây tai nạn giao thông chịu t...
Tóm tắt câu hỏi: Chào l...
Cho vay tiền người nợ bỏ trốn giờ phải làm...
Tóm tắt câu hỏi: Cháu ...
Bài bào chữa 5
Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa. Nội ...
Bài bào chữa 4
Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa. Nội ...
Bài bào chữa 3
Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa. Nội ...
Bài bào chữa 2
Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa. Nội ...
Bài bào chữa 1
Nội dung bào chữa. Nội dung bào chữa. Nội ...
ĐƠN KIẾN NGHỊ KHẨN CẤP – HOA HẬU PHƯ...