EnglishVietnamese

LÀM SAO DOANH NGHIỆP CHẬM TRẢ LƯƠNG CHO LAO ĐỘNG?

LÀM SAO DOANH NGHIỆP CHẬM TRẢ LƯƠNG CHO LAO ĐỘNG?

1/ Do tình hình khó khăn nhiều doanh nghiệp chậm trả lương cho người lao động. Tuy nhiên việc chậm trả lương khiến nhiều người lao động gặp khó khăn khi không có thu nhập để chi tiêu sinh hoạt. Thưa luật sư, doanh nghiệp được chậm trả lương cho lao động trong khoảng thời gian bao lâu?

Trả lời:

Do hình dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp khó khăn trong sản xuất kinh doanh lẫn phân phối hàng hóa dẫn dến tình trạng chậm trả lương cho người lao động, nhiều lao động bị chậm lương trong suốt nhiều tháng và không thể tiếp tục ở lại thành phố vì không đủ điều kiện sống.

Theo Điều 94 Bộ luật lao động số: 45/2019/QH14 thì người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Tại Điều 97 Bộ luật lao động quy định về kỳ hạn trả lương:

1. Người lao động hưởng lương theo giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 15 ngày phải được trả gộp một lần.

  1. Người lao động hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ.
  2. Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.
  3. Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.

=> Do vậy, người sử dụng phải trả lương đúng hạn theo quy định trên của pháp luật và chỉ được nợ lương không quá 30 ngày trong trường hợp bất khả kháng.

Bên cạnh đó người lao động còn được nhận thêm lãi ngân hàng của số tiền chậm trả.

Nếu quá hạn, hoặc không có ý định trả lương cho lao động thì lao động cần làm gì để lấy lại được tiền lương mà doanh nghiệp chậm trả hoặc không trả?

Trả lời:

 

Điều 187 Bộ luật lao động năm 2019 (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021) quy định về các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, cụ thể như sau:

“Điều 187. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bao gồm:

  1. Hòa giải viên lao động;
  2. Hội đồng trọng tài lao động;
  3. Tòa án nhân dân”.

 

Trong đó, tranh chấp lao động cá nhân phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết (Điều 88 Bộ luật LĐ 2019). Do vậy lao động cá nhân có thể viết đơn yêu cầu hòa giải viên lao động tiến hành hòa giải vụ việc. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu hoà giải, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải.

Trong trường hợp hoà giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành hoặc hết thời hạn giải quyết theo quy định tại khoản 2 Điều này mà hoà giải viên lao động không tiến hành hoà giải thì bên tranh chấp có quyền yêu cầu Toà án giải quyết (Điều 32 Bộ luật TTDS 2015)

 

2/ Vậy doanh nghiệp chậm trả lương hoặc không trả lương cho người lao động bị xử phạt như thế nào thưa luật sư?

Trả lời:

Căn cứ theo Điều 16 Nghị định 28/2020/NĐ-CP phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi:

  • Trả lương không đúng hạn theo quy định tại Điều 94 của Bộ luật Lao động;
  • Trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện;
  • Trả lương làm thêm giờ, làm việc ban đêm cho người lao động thấp hơn mức quy địntại Điều 98 của Bộ luật Lao động
  • Khấu trừ tiền lương của người lao động trái quy định tại Điều 102 của Bộ luật Lao động;
  • Trả không đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định tại Điều 99 của Bộ luật Lao động

 

Mức xử phạt đối với người sử dụng lao động về vi phạm tiền lương

 

Nếu công ty có hành vi không trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng thời hạn thì tùy theo mức độ công ty đó sẽ bị phạt tiền theo khoản 2 Điều 16 Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:

  • Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
  • Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
  • Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người laođộng;
  • Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
  • Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

 

Xúc phạm trên mạng xã hội thì bị xử lý như thế nào?

Xúc phạm trên mạng xã hội thì bị xử lý như thế nào?
  • Trong lĩnh vực dân sự:

 

  • Căn cứ Điều 34 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân và Điều 584 về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
  • Căn cứ từ Điều 589 đến Điều 592 Bộ luật Dân sự về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
  • Thì cá nhân bị xâm phạm có quyền yêu cầu người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, yêu cầu đính chính, xin lỗi công khai và bồi thường thiệt hại.
  • Trong lĩnh vực hành chính:

 

Khoản 3, Điều 66 Nghị định 174/2013/NĐ-CP xử phạt VPHC trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin quy định phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

“a) Cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân;”

  • Có thể bị xử lý hình sự:

Khi xúc phạm người khác trên mạng xã hội có thể bị xử lý hình sự về tội làm nhục người khác căn cứ tại Điều 155 BLHS 2015 được sửa đổi bổ sung năm 2017.  Người nào xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người khác có thể bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10 – 30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

– Phạm tội 02 lần trở lên;

– Đối với 02 người trở lên;

– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

– Đối với người đang thi hành công vụ;

– Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;

– Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

– Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%.

 

Nặng nhất, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 02 – 05 năm khi gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên hoặc làm nạn nhân tự sát.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 – 05 năm.

 

Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020

Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020

 

 

Căn cứ tại Phụ lục II (Ban hành kèm theo Quyết định số 1523 /QĐ-BKHĐT ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

  • Trình tự đăng ký thành lập tư nhân:
  • Trường hợp đăng ký trực tiếp:

Bước 1: Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và thanh toán lệ phí đăng ký doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Bước 2: Khi nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận. Trường hợp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

+ Nếu từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ thông báo cho người thành lập doanh nghiệp biết bằn.

  • Trường hợp đăng ký qua mạng điện tử sử dụng chữ ký số công cộng:

Bước 1: Người đại diện theo pháp luật kê khai thông tin, tải văn bản điện tử và ký số vào hồ sơ đăng ký điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (https://dangkykinhdoanh.gov.vn).

Bước 2: Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký, người đại diện theo pháp luật sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.

+ Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông báo qua mạng điện tử cho doanh nghiệp để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

+ Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin sang cơ quan thuế để tự động tạo mã số doanh nghiệp. Sau khi nhận được mã số doanh nghiệp từ cơ quan thuế, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thông báo cho doanh nghiệp về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

  • Trường hợp đăng ký qua mạng điện tử sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh:

Bước 1: Người đại diện theo pháp luật kê khai thông tin, tải văn bản điện tử của các giấy tờ chứng thực cá nhân tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để được cấp Tài khoản đăng ký kinh doanh.

Bước 2: Người đại diện theo pháp luật sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh để kê khai thông tin, tải văn bản điện tử và xác thực hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (https://dangkykinhdoanh.gov.vn).

Bước 3: Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký, người thành lập doanh nghiệp sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.

Bước 4: Phòng Đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét, gửi thông báo qua mạng điện tử cho doanh nghiệp để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ. Khi hồ sơ đã đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin sang cơ quan thuế để tạo mã số doanh nghiệp. Sau khi nhận được mã số doanh nghiệp từ cơ quan thuế, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo qua mạng điện tử cho doanh nghiệp về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bước 5: Sau khi nhận được thông báo về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật nộp một bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy kèm theo Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử đến Phòng Đăng ký kinh doanh. Người đại diện theo pháp luật có thể nộp trực tiếp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy và Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử tại Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc nộp qua đường bưu điện.

Bước 6: Sau khi nhận được hồ sơ bằng bản giấy, Phòng Đăng ký kinh doanh đối chiếu đầu mục hồ sơ với đầu mục hồ sơ doanh nghiệp đã gửi qua mạng điện tử và trao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp nếu nội dung đối chiếu thống nhất.

+ Nếu quá thời hạn 30 ngày, kể từ ngày gửi thông báo về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà Phòng Đăng ký kinh doanh không nhận được hồ sơ bằng bản giấy thì hồ sơ đăng ký điện tử của doanh nghiệp không còn hiệu lực.

+ Người đại diện theo pháp luật chịu trách nhiệm về tính đầy đủ và chính xác của bộ hồ sơ nộp bằng bản giấy so với bộ hồ sơ được gửi qua mạng điện tử. Trường hợp bộ hồ sơ nộp bằng bản giấy không chính xác so với bộ hồ sơ được gửi qua mạng điện tử mà người nộp hồ sơ không thông báo với Phòng Đăng ký kinh doanh tại thời điểm nộp hồ sơ bằng bản giấy thì được coi là giả mạo hồ sơ và sẽ bị xử lý theo quy định tại Khoản 1 Điều 63 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP .

 

  • Thành phần hồ sơ:

Bao gồm

  1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  2. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CPcủa chủ doanh nghiệp tư nhân (cụ thể: Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực; Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực).
  3. Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh và bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký thuế trong trường hợp đăng ký thành lập doanh nghiệp trên cơ sở chuyển đổi từ hộ kinh doanh.

Trường hợp ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp thì người được ủy quyền phải nộp bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân (cụ thể: Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực; Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực), kèm theo:

  1. Bản sao hợp lệ hợp đồng cung cấp dịch vụ với tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp; hoặc
  2. Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp.

Các văn bản này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.

 

 

 

Tranh chấp thương mại

Tranh chấp thương mại

Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết.

Khiếu nại hành chính

Khiếu nại hành chính

Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết.

Bào chữa hình sự

Bào chữa hình sự

Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết.

Tranh chấp sở hữu trí tuệ

Tranh chấp sở hữu trí tuệ

Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết.

Tranh chấp tín dụng

Tranh chấp tín dụng

Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết.

Tranh chấp tiền vay

Tranh chấp tiền vay

Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết.

Tranh chấp ly hôn

Tranh chấp ly hôn

Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết. Nội dung bài viết.