EnglishVietnamese

Xúc phạm trên mạng xã hội thì bị xử lý như thế nào?

Xúc phạm trên mạng xã hội thì bị xử lý như thế nào?
  • Trong lĩnh vực dân sự:

 

  • Căn cứ Điều 34 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân và Điều 584 về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
  • Căn cứ từ Điều 589 đến Điều 592 Bộ luật Dân sự về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
  • Thì cá nhân bị xâm phạm có quyền yêu cầu người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, yêu cầu đính chính, xin lỗi công khai và bồi thường thiệt hại.
  • Trong lĩnh vực hành chính:

 

Khoản 3, Điều 66 Nghị định 174/2013/NĐ-CP xử phạt VPHC trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin quy định phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

“a) Cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân;”

  • Có thể bị xử lý hình sự:

Khi xúc phạm người khác trên mạng xã hội có thể bị xử lý hình sự về tội làm nhục người khác căn cứ tại Điều 155 BLHS 2015 được sửa đổi bổ sung năm 2017.  Người nào xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người khác có thể bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10 – 30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

– Phạm tội 02 lần trở lên;

– Đối với 02 người trở lên;

– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

– Đối với người đang thi hành công vụ;

– Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;

– Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

– Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%.

 

Nặng nhất, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 02 – 05 năm khi gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên hoặc làm nạn nhân tự sát.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 – 05 năm.

 

Việc thuê, mượn chứng chỉ hành nghề trong khám chữa bệnh; việc làm giả các giấy tờ bằng cấp (nói chung) được xử lý như thế nào?

Việc thuê, mượn chứng chỉ hành nghề trong khám chữa bệnh; việc làm giả các giấy tờ bằng cấp (nói chung) được xử lý như thế nào?

 

  1. Trong lúc khám chữa bệnh, việc thuê, mượn chứng chỉ hành nghề được xử lý như thế nào?

Hiện nay, trình trạng cho thuê- mượn chứng chỉ hành nghề trong ngành y tế diễn ra rất phổ biến khiến nhiều người đến khám, chữa bệnh hoang mang, lo lắng.

Hành vi thuê, mượn chứng chỉ hành nghề là hành vi vi phạm pháp luật được quy định cụ thể tại khoản 7 Điều 38 của Nghị định 117/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 9 năm 2020 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế. Trong đó việc Thuê, mượn chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh để hành nghề hoặc cho người khác thuê, mượn chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

 

  1. Hành vi làm giả các giấy tờ bằng cấp (nói chung) được quy định và xử lý như thế nào?

Tùy theo tính chất và mức độ vi phạm của hành vi làm giả các giấy tờ bằng cấp mà có thể bị xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự.

– Hành vi làm giả các giấy tờ bằng cấp sẽ bị xử phạt hành chính từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng kèm theo đó là hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện làm giấy tờ giả (quy định tại Điều 16 Nghị định 138/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục)

– Ngoài ra, trong một số trường hợp có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi làm giả các giấy tờ bằng cấp và dùng chứng chỉ đó để thực hiện những hành vi trái pháp luật được quy định tại khoản 1 Điều 341 Bộ luật hình sự năm 2015. Hành vi vi phạm này có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

       

  1. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước và ngành y tế trước tình trạng công khai rao bán giấy tờ giả và thuê mượn chứng chỉ hành nghề?

Trong lĩnh vực y tế, việc sử dụng chứng chỉ hành nghề giả, thuê mượn chứng chỉ hành nghề của người khác để sử dụng có thể gây ra những hâu quả rất nghiêm trọng, vì vậy, các cơ quan quản lý nhà nước về y tế cần thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát các cơ sở y tế, cán bộ y tế để tránh việc sử dụng bằng cấp, chứng chỉ giả.

Khi phát hiện có hành vi rao bán giấy tờ giả và cho thuê mượn chứng chỉ hành nghề, các cơ quan quản lý nhà nước cần phải tiến hành xử lý nghiêm và nhanh chóng theo các quy định của pháp luật nhằm ngăn chặn hậu quả xảy ra đồng thời răn đe các tổ chức, cá nhân, ngăn ngừa các hành vi vi phạm tương tự xảy ra.

 

VẤN ĐỀ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG CHỨC VIÊN CHỨC

VẤN ĐỀ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG CHỨC VIÊN CHỨC

Công chức, viên chức nhà nước có được thành lập doanh nghiệp hay không theo quy định pháp luật

Thành lập doanh nghiệp là hoạt động được thực hiện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, những chủ thể nào được phép đăng ký thành lập doanh nghiệp? Công chức, viên chức có được thành lập doanh nghiệp hay không? 

I.CĂN CỨ PHÁP LÝ.

  • Luật doanh nghiệp năm 2014.
  • Luật phòng chống tham nhũng năm 2018.
  • Luật cán bộ, công chức năm 2008.
  • Luật viên chức năm 2010.
  • Nghị định 06/2011/NĐ-CP Nghị định quy định những người là công chức.
  • Thông tư 08/2011/TT-BNV Thông tư hướng dẫn  một số điều của nghị định số 06/2016 ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ quy định những người là công chức.

II. Công chức, viên chức có được quyền thành lập doanh nghiệp không?

Căn cứ theo Luật doanh nghiệp 2014

Tại điểm b Điều 18 Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định về tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam: “b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;”. 

Căn cứ theo Luật Viên Chức

Khoản 6 Điều 19 quy định những việc Viên chức không được làm

“6.Những việc khác viên chức không được làm theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các quy định khác của pháp luật có liên quan.”

Căn cứ dựa theo quy định tại Điều 20 Luật phòng chống tham nhũng năm 2018:

“2. Người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị không được làm những việc sau đây:

b) Thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, trừ trường hợp luật có quy định khác;

c) Tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, công việc thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc tham gia giải quyết;

d) Thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã thuộc lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý trong thời hạn nhất định theo quy định của Chính phủ;”

Theo căn cứ trên thì công chức, viên chức không được phép thành lập và quản lý doanh nghiệp, theo đó công chức và viên chức chỉ có thể tham gia góp vốn ở từng loại hình doanh nghiệp, cụ thể:

  • Đối với công ty cổ phần, cán bộ, công chức, viên chức chỉ được tham gia với tư cách là cổ đông góp vốn mà không được tham gia với tư cách là người trong hội đồng quản trị hay ban kiểm soát của doanh nghiệp.
  • Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn thì cán bộ, công chức, viên chức không thể tham gia góp vốn ở loại hình doanh nghiệp này vì loại hình doanh nghiệp này khi tham gia đồng nghĩa với việc có tư cách thành viên mà có tư cách thành viên là có vai trò quản lý trong đó.
  • Còn đối với công ty hợp danh thì cán bộ, công chức, viên chức chỉ có thể tham gia với tư cách là thành viên hợp vốn không được tham gia với tư cách hợp danh. Chỉ với tư cách hợp vốn thì họ mới không có khả năng quản lý doanh nghiệp.

Pháp luật quy định hạn chế quyền của công chức, viên chức trong việc thành lập và quản lý doanh nghiệp như vậy nhằm bảo đảm sự minh bạch, khách quan, tính cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh, đồng thời là biện pháp ngăn chặn tình trạng tham nhũng có thể xảy ra. Hơn nữa, công chức vừa là người quản lý, vừa là người kinh doanh sẽ dễ dẫn đến tiêu cực, dễ biến doanh nghiệp có những hoạt động để thu lợi bất chính.

Vì vậy, Luật phòng, chống tham nhũng 2018 quy định công chức là người đứng đầu, cấp phó trong cơ quan Nhà nước không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp quản lý hoặc để vợ/chồng; bố/mẹ; con kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề đó.

Tư vấn đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà trước thời hạn

Tư vấn đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà trước thời hạn

Tư vấn đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà trước thời hạn. Hợp đồng thuê nhà có phải công chứng không?


Tóm tắt câu hỏi:

Xin chào luật sư ạ. Xin luật sư tv cho em ạ. Cách đây 3 tháng em có thuê 1 kiôt để buôn bán ở khu chung cư, có hợp đồng với chủ nhà là 1 năm từ 25/11/2017 đến 25/11/2018. Vậy mà cách đây mấy hôm chủ nhà điện thoại kiu thu xếp để lấy lại nhà, trọng khi em buôn bán đâu nói muốn lấy là lấy vậy thì ảnh hưởng đến cuộc sống của cả gia đình em. Vậy xin luật sư cho em bíết nếu chủ nhà đòi nhà như vậy nhưng gia đình em không đồng ý thì chủ nhà có phải bồi thường hợp đồng không & gia đình em sẻ phải ntn đê vẩn ở được nhà vì trên hợp đồng con hạn ạ. Xin luật sư tư vấn cho e biết để gia đình em yên tâm ạ . E xin chân thành cảm ơn

Luật sư tư vấn:

1. Căn cứ pháp lý

– Luật nhà ở 2014

2. Giải quyết vấn đề

Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, còn bên thuê phải trả tiền thuê.

Hợp đồng là sự thỏa thuận dựa trên ý chí tự nguyện của hai bên, nếu bên anh muốn chấm dứt hợp đồng cho thuê thì phải đảm bảo quyền lợi cho bên thuê, tuân theo điều khoản trong hợp đồng đã quy định. Nếu trong hợp đồng thuê có quy định điều khoản về vấn đề đơn phương chấm dứt hợp đồng thì anh phải tuân theo điều khoản đó.

Căn cứ theo Điều 132 Luật nhà ở 2014 quy định về trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở của bên cho thuê:

“Điều 132. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở

1. Trong thời hạn thuê nhà ở theo thỏa thuận trong hợp đồng, bên cho thuê không được đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà và thu hồi nhà ở đang cho thuê, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Bên cho thuê nhà ở có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà và thu hồi nhà ở đang cho thuê khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Bên cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, nhà ở xã hội cho thuê không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng, không đúng điều kiện theo quy định của Luật này;

b) Bên thuê không trả tiền thuê nhà ở theo thỏa thuận từ 03 tháng trở lên mà không có lý do chính đáng;

c) Bên thuê sử dụng nhà ở không đúng mục đích như đã thỏa thuận trong hợp đồng;

d) Bên thuê tự ý đục phá, cơi nới, cải tạo, phá dỡ nhà ở đang thuê;

đ) Bên thuê chuyển đổi, cho mượn, cho thuê lại nhà ở đang thuê mà không có sự đồng ý của bên cho thuê;

e) Bên thuê làm mất trật tự, vệ sinh môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt của những người xung quanh đã được bên cho thuê nhà ở hoặc tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc lập biên bản đến lần thứ ba mà vẫn không khắc phục;

g) Thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 129 của Luật này.”

Như bạn trình bày, thời hạn hợp đồng thuê nhà của bạn và bên chủ nhà là 1 năm nhưng khi bạn sử dụng được 3 tháng, chủ nhà có nội dung đề nghị không cho bạn tiếp tục thuê nhà nữa mà không đưa ra được lý do hợp lý và không chỉ ra được lỗi là do bên phía bạn. Chủ nhà sẽ có trách nhiệm phải bồi thường hợp đồng về trường hợp chấm dứt hợp đồng thuê trước thời hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng. Trường hợp trong hợp đồng không có thỏa thuận, bên cho thuê sẽ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại căn cứ dựa trên những thiệt hại mà bạn có thể chứng minh được.

Hỏi về lãi suất cho vay cấu thành tội cho vay nặng lãi?

Hỏi về lãi suất cho vay cấu thành tội cho vay nặng lãi?

Hỏi về lãi suất cho vay cấu thành tội cho vay nặng lãi? Mức tiền lãi khi vay tín chấp có cao hơn lãi suất quy định không?


Tóm tắt câu hỏi:

Xin chào đoàn Luật sư: Cách đây 3 năm tôi có váy tín chấp ngân hàng với số tiền 170 triệu. Và mỗi tháng tôi phải trả 4 triệu 300 nghìn tiền lãi và tiền gốc trên dư nợ giảm dần. Chi vị phải trả trong 60 tháng. Vậy tôi phải trả ngân hàng tiền lãi 90 triệu/170 triệu. Vậy tôi có phải chịu lãi suất vượt quá quy định của pháp luật do ngân hàng đặt ra hay không?

Luật sư tư vấn:

 

1. Căn cứ pháp lý

– Bộ luật dân sự 2005

-Luật các tổ chức tín dụng 2010

– Quyết định 2868/QĐ-NHNN

2. Giải quyết vấn đề

Căn cứ theo quy định tại Điều 476 Bộ luật dân sự 2005 quy định về lãi suất:

“Điều 476. Lãi suất

1. Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng.

2. Trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.”

Theo Quyết định 2868/QĐ-NHNN 29/11/2010 của Ngân hàng Nhà nước, kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2010, lãi suất cơ bản là 9%/ năm.

Như vậy, lãi suất do các bên thỏa thuận sẽ không được vượt quá: 9% x 150% = 13,5%/ năm

Lãi suất cho vay tối đa trung bình một tháng sẽ là: 13,5 :12 = 1,125%/tháng

Như bạn trình bày, cách đây 3 năm bạn có vay tín chấp ngân hàng với số tiền 170 triệu. Và mỗi tháng bạn phải trả 4 triệu 300 nghìn tiền lãi và tiền gốc trên dư nợ giảm dần, phải trả trong 60 tháng. Tổng số tiền phải trả ngân hàng tiền lãi 90 triệu/170 triệu.

Mức lãi suất hàng tháng bạn phải thanh toán cho ngân hàng là:

(4.300.000 : 170.000.000) x 100 = 2.53%

Lãi suất vay của bạn hiện gấp lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định là:

2.53%: 1,125%  = 2.25 (lần)

Như vậy, tại thời điểm vay, ngân hàng đã áp dụng tính mức lãi suất quá cao so với quy định của nhà nước

Theo quy định tại Điều 91 Luật các tổ chức tín dụng 2010 quy định về lãi suất cho vay như sau:

“Điều 91. Lãi suất, phí trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng

1. Tổ chức tín dụng được quyền ấn định và phải niêm yết công khai mức lãi suất huy động vốn, mức phí cung ứng dịch vụ trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.

2. Tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.

3. Trong trường hợp hoạt động ngân hàng có diễn biến bất thường, để bảo đảm an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước có quyền quy định cơ chế xác định phí, lãi suất trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.”

Tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp khách hàng không trả được nợ đến hạn, nếu các bên không có thỏa thuận khác thì tổ chức tín dụng có quyền xử lý nợ, tài sản bảo đảm tiền vay theo hợp đồng cấp tín dụng, hợp đồng bảo đảm và quy định của pháp luật. Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, mua bán nợ của tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

2