EnglishVietnamese

ĐIỀU KIỆN TRỞ THÀNH THÀNH VIÊN BAN KIỂM SOÁT

ĐIỀU KIỆN TRỞ THÀNH THÀNH VIÊN BAN KIỂM SOÁT

Điều 82 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về Ban kiểm soát như sau:

………….

3. Kiểm soát viên phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 18 của Luật này;

b) Không phải là người có liên quan của thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người có thẩm quyền trực tiếp bổ nhiệm Kiểm soát viên;

c) Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp về kế toán, kiểm toán hoặc trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong ngành, nghề kinh doanh của công ty hoặc tiêu chuẩn, điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty.

Kiểm soát viên là người kiểm tra tính hợp pháp, trung thực, cẩn trọng của Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong quản lý điều hành công việc kinh doanh của công ty; Thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo đánh giá công tác quản lý và các báo cáo khác. Do đó, kiểm soát viên phải là người không có môi quan hệ thân thích, liên quan lợi ích với thành viên Hội đồng thành viên để đảm bảo tính minh bạch, khách quan.

BAN KIỂM SOÁT TRONG CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN (TNHH)

BAN KIỂM SOÁT TRONG CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN (TNHH)

Công ty TNHH có 2 hình thức, hoặc là TNHH 1 thành viên, hoặc TNHH có 2 thành viên trở lên. Đối với công ty TNHH 1 thành viên, chỉ có 1 thành viên nên không cần đến sự tồn tại của ban kiểm soát. Vậy đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên thì pháp luật quy định thế nào đối với ban kiểm soát, có bắt buộc phải có ban kiểm soát không?

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên là loại hình công ty gồm tối thiểu 2 thành viên và tối đa không quá 50 thành viên góp vốn thành lập, công ty chỉ chịu trách về các khoản nợ công ty bằng tài sản của công ty đã cam kết qua vốn điều lệ và thực tế doanh thu kinh doanh của công ty. Khi công ty có từ 11 thành viên trở lên công ty cần thành lập ban kiểm soát để giám sát cơ cấu hoạt động của những bộ phận quản lý chính của công ty.

Cơ cấu tổ chức đơn giản hơn gồm

  • Hội đồng thành viên.
  • Chủ tịch hội đồng thành viên.
  • Giám đốc hoặc tổng giám đốc.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ 11 thành viên trở lên phải thành lập Ban kiểm soát; trường hợp có ít hơn 11 thành viên, có thể thành lập Ban kiểm soát phù hợp với yêu cầu quản trị công ty. Quyền, nghĩa vụ, tiêu chuẩn, điều kiện và chế độ làm việc của Ban kiểm soát, Trưởng Ban kiểm soát do Điều lệ công ty quy định.

Như vậy, cơ cấu phân bổ quyền và trách nhiệm trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên như sau:

Cao nhất là Hội đồng thành viên gồm tất cả các thành viên công ty. Hội đồng thành viên bầu ra Ban kiểm soát (nếu cần); bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, ký và chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và người quản lý khác quy định tại Điều lệ công ty; Đồng thời, giải quyết các công việc quan trọng nhất của công ty.

Chủ tịch Hội đồng thành viên: có quyền giám sát Hội đồng thành viên, kiêm nhiệm hoặc thuê giám đốc/ Tổng giám đốc.

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty: Là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty sẽ bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên; Tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng thành viên; Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên; Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác,…

Ban kiểm soát: Ban kiểm soát được thành lập khi có từ 11 thành viên trở lên. Ban kiểm soát giám sát và đánh giá việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của thành viên Hội đồng thành viên, Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty; lập và gửi báo cáo đánh giá, kiến nghị về các nội dung giám sát cho cơ quan đại diện chủ sở hữu và Hội đồng thành viên; … Mục đích của Ban Kiểm Soát là tránh việc lạm quyền, kết cấu giữa các thành viên để tư lợi. Do đó, điều kiện để trở thành ban kiểm soát cũng khắt khe và đòi hỏi không có mối liên hệ mật thiết với các thành viên của Hội đồng thành viên và chỉ bắt buộc có ban kiểm soát đối với công ty TNHH có 11 thành viên trở lên.