EnglishVietnamese

HỒ SƠ THỦ TỤC ĐƠN PHƯƠNG LY HÔN

HỒ SƠ THỦ TỤC ĐƠN PHƯƠNG LY HÔN

Ngày nay, việc ly hôn trở nên phổ biến hơn với nhiều lý do khác nhau. Vậy Hồ sơ và thủ tục đơn phương ly hôn được quy định như thế nào.

1. Hồ sơ ly hôn
Đơn yêu cầu (Theo mẫu);
Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;
CMND và hộ khẩu;
Giấy khai sinh các con;
Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như: GCNQSDĐ (sổ đỏ); Đăng ký xe; Sổ tiết kiệm… (nếu có)

2. Thủ tục ly hôn
Bước 1: Nộp hồ sơ về việc xin ly hôn tại TAND có thẩm quyền;
Bước 2: Nhận kết quả xử lý đơn;
Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí đơn phương cho Tòa án; (Mức án phí 300.000 đồng trong vụ án không có giá ngạch)
Bước 4: Tòa án sẽ triệu tập lấy lời khai, hòa giải và tiến hành thủ tục theo quy định pháp luật Tố tụng dân sự;
Bước 5: Trong trường hợp, Tòa án không chấp nhận yêu cầu ly hôn, người yêu cầu ly hôn có quyền kháng cáo để Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử phúc thẩm theo quy định pháp luật.

3. Thời gian giải quyết việc ly hôn
Trung bình thời gian để giải quyết ly hôn từ 4 – 6 tháng nếu không có tranh chấp phức tạp về tài sản.

4. Các trường hợp đặc biệt
Chồng không có quyền yêu cầu đơn phương ly hôn khi vợ đang mang thai hoặc con dưới 12 tháng tuổi;
Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú bị đơn, có thể yêu cầu Tòa án nơi làm việc của Bị đơn giải quyết;
Tòa sẽ triệu tập các con từ 7 tuổi đến dưới 18 tuổi để lấy lời khai về nguyện vọng sống với bố/mẹ.

ĐƠN PHƯƠNG LY HÔN

ĐƠN PHƯƠNG LY HÔN

Khi cuộc sống hôn nhân không còn hạnh phúc như mong chờ, các bên có thể đồng thuận ly hôn khi đôi bên đạt được thỏa thuận với nhau. Tuy nhiên, trong trường hợp chỉ một bên muốn chấm dứt hôn nhân, có thể tiến hành theo thủ tục đơn phương ly hôn
Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”
Như vậy, để giải quyết đơn phương ly hôn,cần có căn cứ ly hôn
1. Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, bạo lực, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau.
2. Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình
3. Mục đích của hôn nhân không đạt được là không có tình nghĩa vợ chồng; không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng; không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng;

Về cơ bản, với sự cải thiện của pháp luật ngày nay cùng với việc bình đẳng giới tính, bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ và trẻ em, việc đơn phương ly hôn đã trở nên dễ dàng hơn. Chỉ cần căn cứ dựa trên mức độ mục đích hôn nhân không đạt được. Khi một trong hai bên cảm thấy hôn nhân không hạnh phúc, đều có thể gửi đơn xin được ly hôn.