EnglishVietnamese

ĐƠN KIẾN NGHỊ KHẨN CẤP – HOA HẬU PHƯƠNG NGA

ĐƠN KIẾN NGHỊ KHẨN CẤP – HOA HẬU PHƯƠNG NGA

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
HÃNG LUẬT HƯNG YÊN
Số:…../2017/CV

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN KIẾN NGHỊ KHẨN CẤP
(V/v. Người tiến hành tố tụng có dấu hiệu xử lý vật chứng vi phạm tố tụng, cần phải trả lại cho bị can để phù hợp với quy định tố tụng)

Kính gửi: –   VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TP. HỒ CHÍ MINH;

–   THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN ĐIỀU TRA CÔNG AN TP. HỒ CHÍ MINH.

Kính thưa các quý vị Lãnh đạo,

Tôi là luật sư Nguyễn Văn Quynh thành viên Hãng Luật Hưng Yên – Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội.

Trụ sở: Nhà số 06 ngõ 19 đường Giải Phóng, phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng – Hà Nội.

Địa chỉ liên lạc: Hãng Luật Hưng Yên, Lầu 06, phòng 606 Tháp B, Tòa nhà Indochina Park Tower, số 04 Nguyễn Đình Chiểu, phường Đa Kao, quận 1, Tp. HCM. Điện thoại: 0868109102 – 0948222265 – Email: Hangluathungyen@gmail.com

Là người bào chữa cho bị can Nguyễn Đức Thuỳ Dung – người bị Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ra Cáo trạng truy tố về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo khoản 04, Điều 139 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009.

Trước tiên, tôi xin trân trọng gửi lời chúc sức khoẻ tới các Quý vị Lãnh đạo, lời cảm ơn chân thành, sâu sắc tới các Quý vị Lãnh đạo đã quan tâm xem xét đến kiến nghị của tôi cũng như nội dung vụ án, đồng thời để kiểm tra, giám sát, chỉ đạo giải quyết, yêu cầu các Cơ quan liên quan phải tôn trọng sự thật khách quan, tuân thủ đúng quy định của pháp luật về trình tự thủ tục, thẩm quyền, đối với nội dung kêu oan của các bị cáo nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng, bị can, bị cáo, tránh gây phiền hà dẫn tới oan, sai.

Thưa Quý vị Lãnh đạo,

Trong quá trình nghiên cứu hồ sơ, chúng tôi phát hiện có hành vi vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng về xử lý vật chứng của Người tiến hành tố tụng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền và lợi ích hợp pháp của cô Nguyễn Đức Thùy Dung:

Theo hồ sơ bút lục thể hiện, sau khi đã thu giữ số tiền 2,5 tỷ đồng từ tài khoản ngân hàng của Nguyễn Đức Thùy Dung tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Gia Định vào tài khoản của Cơ quan điều tra tại Kho bạc Nhà nước Quận 10, ngày 19 tháng 11 năm 2015, Cơ quan điều tra đã ban hành Quyết định xử lý vật chứng số 13-16 , trả lại 2.508.750.000 đồng cho chủ sở hữu là ông Cao Toàn Mỹ (BL 1056, 1057). Sau đó, ngày 24/11/2015, Điều tra viên Nguyễn Thanh Tùng đã đến Kho bạc nhà nước Quận 10 rút tiền mặt (BL 1060) và giao trả cho ông Cao Toàn Mỹ vào cùng ngày. Đáng lưu ý là toàn bộ các việc làm này của Cơ quan điều tra đều được thực hiện trong thời gian đang tiến hành điều tra.

Như vậy, hoàn toàn có căn cứ để xác định rằng Cơ quan điều tra đã tiến hành xử lý vật chứng trái pháp luật vì:

  1. Khoản 1 Điều 76 BLTTHS có quy định thời điểm mà Cơ quan điều tra được ra quyết định xử lý vật chứng là trả cho chủ sở hữu hoặc người quan lý hợp pháp là khi vụ án bị đình chỉ trong giai đoạn điều tra. Vậy mà trong thời gian điều tra, chưa có quyết định đình chỉ vụ án, Cơ quan điều tra đã ra quyết định xử lý vật chứng theo hướng trả lại tài sản, là 2,5 tỷ thu giữ được từ tài khoản ngân hàng của Nguyễn Đức Thùy Dung, cho ông Cao Toàn Mỹ. Điều này là hết sức bất thường và đặc biệt là không có căn cứ pháp luật về thời điểm.
  2. Thêm vào đó, việc xử lý tài sản theo quy định tại khoản 3 Điều 76 BLTTHS còn phải đáp ứng hai điều kiện là vật chứng phải được trả lại cho người chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp đối với vật chứng đó và việc trả lại vật chứng không gây ảnh hưởng tới quá trình điều tra. Cả hai điều kiện nêu trên đều không được đáp ứng. Điều này được thể hiện rất rõ trong hồ sơ vụ án:
  • Các biên bản hỏi cung bị can và biên bản tự khai của Nguyễn Đức Thùy Dung luôn có sự mâu thuẫn về nguồn gốc của số tiền này. Bên cạnh những biên bản với nội dung mong muốn khắc phục hậu quả thì vẫn còn một số biên bản với nội dung hoàn toàn trái ngược. Cụ thể, tại 2 bản tự khai ngày 19/3/2015 – BL 302, 13/10/2015 – BL 328 và biên bản hỏi cung bị can ngày 19/3/2015 – BL 302, Nguyễn Đức Thùy Dung cho rằng đây là số tiền riêng và không phải là số tiền chiếm đoạt của anh Mỹ. Rõ ràng, trong lời khai của Thùy Dung còn nhiều mâu thuẫn, tình tiết vụ án chưa được sáng tỏ.

 

  • Tuy nhiên trong vụ án này, CQĐT thu giữ và trả số tiền 2,5 tỷ cho ông Cao Toàn Mỹ để khắc phục hậu quả trong khi không xác định được nguồn gốc của số tiền trên. Cụ thể, Vụ án chưa kết thúc, chưa xác định ai là chủ nhân của số tiền 2,5 tỷ, căn cứ nào để cơ quan điều tra xác định 2 vấn đề: thứ nhất, Ông Mỹ là chủ nhân của số tiền 2,5 tỷ trong tài khoản BIDV của Thùy Dung và thứ hai, việc trả lại số tiền trên không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án? Đối với vấn đề thứ nhất, tại bản tường trình ngày 12/12/2016 (BL1703) của Trương Hồ Phương Nga khẳng định “Tôi (Nga) là người đang giữ và hưởng toàn bộ số tiền 16,5 tỷ đồng trong vụ án này. Nguyễn Đức Thùy Dung đã giao lại cho tôi toàn bộ số tiền Dung nhận được từ Cao Toàn Mỹ”. Phương Nga là người đang nắm giữ và thừa nhận việc nắm giữ toàn bộ số tiền trên. Số tiền 2,5 tỷ đồng trong tài khoản BIDV Nguyễn Đức Thùy Dung là số tiền cá nhân Thùy Dung có, cơ quan điều tra không có chứng cứ nào để chứng minh ông Mỹ là chủ nhân của số tiền này mà lại vội vàng ra quyết định xử lý vật chứng (BL 1057), đây là việc xử lý không có căn cứ pháp luật, khi vụ án về thẩm quyền chưa được đình chỉ điều tra theo khoản 01 điều 76 BLTTHS. Đối với vấn đề thứ hai, Cơ quan điều tra tiến hành trả số tiền 2,5 tỷ căn cứ vào việc cho rằng hành vi này không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án là hoàn toàn không có căn cứ. Vì, tòa tuyên bố trả hồ sơ điều tra bổ sung, hai bị can không bị kết tội và đã được tại ngoại. Các cơ quan tiến hành tố tụng không chứng minh được hành vi phạm tội của Trương Hồ Phương Nga và Nguyễn Đức Thùy Dung, mặc khác tôi có đầy đủ chứng cứ để chứng minh cho thân chủ của tôi là vô tội. Số tiền 16,5 tỷ đồng mà Phương Nga đang giữ hay số tiền 2,5 tỷ đồng trong tài khoản của Thùy Dung đều là tiền hợp pháp của họ. Cơ quan điều tra đã mặc định rằng Phương Nga và Thùy Dung có tội nên lấy số tiền phạm tội khắc phục hậu quả, hành vi làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc xử lý vụ án trái với nguyên tắc tại Điều 76 BLTTHS và này trái với nguyên tắc suy đoán vô tội của bộ luật này. Qua đó, khẳng định được sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng của cơ quan điều tra trong quá trình xử lý vụ án này.

Tóm lại, từ tất cả những chứng cứ, bút lục có trong hồ sơ vụ án và lập luận trên, tôi cho rằng việc tiến hành điều tra vụ án đã vi phạm quá nhiều thủ tục tố tụng với mức độ nghiêm trọng, gây ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả điều tra vụ án và xâm hại vô cùng nghiêm trọng quyền và lợi ích hợp pháp của các bị can, gây oan sai cho các bị can. Đây cũng là một trong những lý do chính khiến bị can có thái độ tiêu cực, không tin tưởng vào các cơ quan tiến hành tố tụng.

Mặt khác, dù Cơ quan điều tra đã không tuân thủ nghiêm các quy định về trình tự tố tụng nhưng Viện kiểm sát lại không có bất cứ động thái gì, không thực hành nghiệp vụ kiểm sát điều tra vụ án hình sự nhưng lại cùng Cơ quan điều tra dùng những chứng cứ được thu thập không đúng trình tự thủ tục để buộc tội các bị can là trái với nguyên tắc suy đoán vô tội.

Theo quy định tại thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT tại khoản 2 Điều 4 về Vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng thì phải trả hồ sơ vụ án để khắc phục những thiếu sót, vi phạm về thủ tục tố tụng. Tuy nhiên, trong vụ án này, những vi phạm tố tụng mà tôi đề cập nêu trên là không thể khắc phục được, bởi lẽ không thể thả bị can ra cho khởi tố lại, tống đạt lại, xong điều tra lại… do đó các vi phạm này đã xâm phạm quyền lợi của những người tham gia tố tụng, đặc biệt là quyền và lợi ích hợp pháp của bị can Phương Nga.

Trên đây là toàn bộ nội dung “Kiến nghị khẩn cấp” của tôi về vụ án, gửi tới Quý vị Lãnh đạo Nhà Nước và lãnh đạo các Cơ quan tư pháp trung ương để xem xét giải quyết, đồng thời giám sát, yêu cầu, chỉ đạo các cơ quan liên quan thực hiện, tuân thủ đúng theo trình tự pháp luật tố tụng, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của những người liên quan và các bị can trong vụ án.

      Xin chân thành cảm ơn và kính chào!

                                                                                                       KÍNH ĐƠN

Chậm thanh toán tiền cho Homecredit có bị khởi tố không?

Chậm thanh toán tiền cho Homecredit có bị khởi tố không?

Vay tiền không có khả năng chi trả có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản?


Tóm tắt câu hỏi:

Tôi có vay 1 số tiền của công ty Homecredit, vì lý do công việc thu nhập không ổn định nên tôi không đóng tiền được, nay cũng hơn 1 năm rồi giờ tôi nhận được 1 tin nhắn khởi tố từ 1 số điện thoại mobi, giờ tôi rất sợ liệu tôi có bị ra toà không vậy, giờ tôi muốn đóng thì làm Sao luật sư ?

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình, chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

– Bộ luật dân sự 2015

– Luật sửa đổi Bộ luật hình sự 2015

2. Nội dung tư vấn:

Điều 466 Bộ luật dân sự 2015 quy định nghĩa vụ trả nợ của bên vay thì bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

– Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật dân sự 2015.

– Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Người vay tiền có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có dấu hiệu phạm tội theo quy định tại Khoản 35 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật hình sự 2015 như sau:

35. Sửa đổi, bổ sung Điều 175 như sau:

“Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.

4. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”.

Như vậy, nếu sau khi vay tiền của bên Công ty tài chính Homecredit, nhưng bạn lại có một trong số các hành vi sau đây thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản:

– Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó

– Đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả

– Sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

Như vậy, chỉ khi bạn thực hiện một trong các hành vi trên thì mới bị xét là có hành vi chiếm đoạt tại sản. Nếu bạn không có thì sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.\

Mặc dù không đủ yếu tố cấu thành tội hình sự nhưng bên cho vay có quyền khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp quận, huyện nơi bạn đang cư trú yêu cầu thanh toán nợ. Do đó, nếu bạn đã có khả năng chi trả thì bạn liên hệ trực tiếp với công ty để thanh toán số nợ còn lại.